CTCK Maritime (MSI)

Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (mã DQC) có cơ cấu tài chính lành mạnh, doanh nghiệp hầu như không có nợ vay, (tổng tiền mặt và tiền gửi kỳ hạn)/tổng tài sản là 42,3%. Các chỉ số thanh toán đều ở mức tốt. Cổ tức tiền mặt cao 25% hàng năm.

Hiện DQC đang giao dịch ở mức P/E forward là 9.3x khá rẻ so với P/E trung bình VNIndex là 15,9x.

Bên cạnh đó, DQC có hệ thống phân phối rộng khắp với hơn 150 nhà phân phối và 15.000 điểm bán hàng sẽ hỗ trợ khách hàng nội địa tốt hơn sản phẩm ngoại nhập.

Ngoài ra, thương hiệu Điện Quang được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao với 34 năm hoạt động trong ngành chiếu sang. Đầu tư mở rộng sản xuất đèn LED, triển vọng tốt.

Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá P/E để xác định giá trị cổ phiếu DQC với các chỉ số như sau: (1) EPS Forward năm 2017 là 4.773 đồng; (2) P/E định giá 9,8x, do tốc độ tăng trưởng trung bình của hoạt động chính của DQC theo dự báo của chung tôi sẽ duy trì từ 10% đến 15% trong 5 năm tới. Theo đó, giá trị hợp lý của cổ phiếu DQC là 4.800 đồng/CP.

Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị giữ cổ phiếu DQC với giá mục tiêu là 46.800 đồng/CP cho năm 2017, phản ánh giá trị hợp lý của DQC.

2. Khuyến nghị mua cổ phiếu CTR

CTCK MB (MBS)

CTCP Công trình Viettel (CTR) là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây lắp các công trình viễn thông tại Việt Nam. Trái ngược với sự phân mảnh trong ngành, CTR là doanh nghiệp độc quyền xây lắp các công trình viễn thông của Viettel.

Làn sóng đầu tư 4G giúp hâm nóng thị trường xây lắp viễn thông đang nguội lạnh, điều này sẽ đem lại nguồn công việc dồi dào cho CTR trong những năm tới. - Viettel chính thức được cấp phép đầu tư mạng viễn thông ở Myanmar với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD, đây sẽ là động lực tăng trưởng lớn cho CTR.

Bước chuyển dịch lớn trong hoạt động kinh doanh khi chính thức được Viettel giao cho thực hiện mảng vận hành, khai thác mạng lưới trên 62 tỉnh thành, nhờ đó đem lại sự tăng trưởng đột biến về cả quy mô và lợi nhuận.

Mảng vận hành, khai thác đem lại lợi nhuận cao và ổn định hơn rất nhiều so với hoạt động xây lắp truyền thông. Bên cạnh đó, định hướng trở thành doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ này cho các thị trường nước ngoài của Viettel sẽ là động lực tăng trưởng rất lớn cho CTR trong tương lai.

Trên quan điểm thận trọng, chúng tôi dự phóng doanh thu và lợi nhuận năm 2017 của CTR sẽ đạt lần lượt 4.070 tỷ đồng (tăng 142,5% so với năm trước) và 181,2 tỷ đồng (tăng 81,7% so với năm trước) tương đương EPS đạt 4.231 đồng/CP.

CTR sẽ giao dịch trên sàn UpCom từ quý III/2017. Ở mức giá hiện tại trên thị trường OTC là 28.000 đồng/CP, CTR đang giao dịch ở mức P/E 2017F là 6,3x, tương đối hấp dẫn với một doanh nghiệp đầu ngành có nhiều tiềm năng tăng trưởng như CTR. Do đó, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTR với giá mục tiêu 12 tháng là 34.000 đồng/CP (upside 25,4%).

3. Tận dụng mua vào HT1 trong những nhịp điều chỉnh

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Theo đồ thị ngày, HT1 của CTCP Xi măng Hà Tiên 1 tăng mạnh sau giai đoan điều chỉnh kĩ thuật về vùng hỗ trợ 20, hình thành mẫu hình 2 đáy. Kết thúc phiên ngày 7/6, HT1 đã phá vỡ thành công đường neckline của mẫu hình tại mốc 21,5-22.

Khối lượng giao dịch của HT1 tăng đột biến và gấp 2 lần trung bình 20 ngày. Đồng thời, chỉ báo Chaikin, OBV và MFI(14) tăng đồng loạt, phản ánh dòng tiền hiện tại khá vững chắc.

Bên cạnh đó, khoảng cách giữa +DI và –DI đang rộng ra, và ADX(14) chuẩn bị cắt đường –DI. Ngoài ra, đường MACD cũng tăng mạnh từ đường 0, hỗ trợ tích cực cho đường giá.

Đường Bolinger band đang mở rộng ra xác nhận xu hướng tăng ngắn hạn. Bên cạnh đó, chỉ báo xung lượng RSI(14) đang hướng lên vùng 70 cho thấy xung lực của xu hướng hiện tại khá mạnh.

Hiện tại, HT1 đang kiểm tra lại đường neckline sau khi phá vỡ vào tuần trước. Do đó, HT1sẽ gặp rung lắc nhẹ tại vùng 21-22.

Nhà đầu tư có thể tận dung cơ hội mua vào trong những nhịp điều chỉnh, với mức giá mục tiêu 1 tháng là 24-25 và mục tiêu 3 tháng là 27-28. Giá cut-loss đặt tại 20.