CTCK BIDV (BSC)

Công ty cổ phần Hàng không VietJet (mã VJC) đã có tín hiệu kết thục đợt điều chỉnh ngắn hạn sau khi mất ngưỡng hỗ trợ 120. Lực bắt đấy mạnh đi kèm với thanh khoản lớn đánh dấu tín hiệu phá xu hướng điều chỉnh.

Chỉ báo RSI hồi phục từ vùng quá bán ủng hộ xu hướng hồi phục ngắn hạn trong khi chỉ báo MACD đang duy trì xu hướng tích lũy. Vận động 3 đường MA cũng chưa phản ánh tín hiệu tăng trở lại khi đây mới là phiên hồi phục đầu tiên trong đợt điều chỉnh ngắn hạn này.

Như vậy VJC sẽ vận động tích lũy trong kênh giá 110-120 trong một vài phiên tới.

2. Khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho DPM với giá mục tiêu 23.900 đồng/Cp

CTCK Bản Việt (VCSC)

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ, trong đó công ty cho biết mục tiêu doanh thu 2019 đạt 8,6 nghìn tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2018 và lợi nhuận sau thuế đạt 170 tỷ đồng, giảm 76,1%. Các mục tiêu nói trên lần lượt thấp hơn 13,3% và 63,9% so với mục tiêu đã công bố trước đây. Nguyên nhân là thời gian bảo dưỡng kéo dài 80 ngày, từ 19/02 đến 10/05/2019, lâu hơn so với dự kiến (Vui lòng xem Báo cáo Nhận định thị trường ngày 25/03 để biết thêm chi tiết).

Các mục tiêu nói trên được dựa trên giả định sản lượng u-rê và NPK bán ra đạt lần lượt 680.000 tấn và 155.000 tấn, lần lượt thấp hơn 16% và 16,2% so với giả định trước đây, nghĩa là nhà máy u-rê sẽ hoạt động với 85% công suất và nhà máy NPK sẽ hoạt động với 62% công suất.

Ngoài ra, các mục tiêu nói trên còn dựa trên cước vận chuyển khí đầu vào 1,4USD/MMBTU so với mức cước hiện nay là 1USD/MMBTU theo hợp đồng khí đầu vào với GAS. Điều này cho thấy khả năng tăng cước vận chuyển khí từ năm 2020 trở đi như kịch bản mà chúng tôi đã đưa ra trong báo cáo cập nhật trước.

Với mục tiêu nói trên, chúng tôi có thể sẽ điều chỉnh giảm dự báo sản lượng u-rê và NPK cho năm 2019 (hiện lần lượt là 810.000 tấn và 200.000 tấn) và có thể sẽ điều chỉnh tăng cước vận chuyển khí đầu vào cho năm 2020-2023. Vì vậy, chúng tôi có thể sẽ điều chỉnh giảm 30% dự báo lợi nhuận 2019, giảm 20%-25% dự báo lợi nhuận 2020-2023, và 22%-25% đối với giá mục tiêu.

Đáng chú ý, công ty tăng cổ tức bằng tiền mặt lên 1.200VND/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 6,3%) so với kế hoạch 1.000VND/cổ phiếu trước đây. Đối với năm 2019, DPM đề ra mục tiêu trả cổ tức bằng tiền mặt 800VND/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 4,2%) trên cơ sở mục tiêu thận trọng đề ra cho năm nay. Vì vậy, chúng tôi cũng có thể sẽ điều chỉnh giảm dự báo cổ tức 2019 (hiện là 1.500VND/cổ phiếu, lợi suất cổ tức 7,9%).

Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho DPM với giá mục tiêu 23.900 đồng/cổ phiếu (tổng mức sinh lời 34%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,9%). DPM hiện đang giao dịch tại mức P/E 2019 là 10,2 lần và P/B là 0,9 lần trên cơ sở dự báo của chúng tôi.

3. Khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho NVL với giá mục tiêu 63.100 đồng/Cp

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ, sẽ được tổ chức ngày 26/04/2019. Ban lãnh đạo đề ra mục tiêu doanh thu thuần 2019 đạt 18 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018 và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ năm 2018.

Mục tiêu nói trên nhìn chung thấp hơn so với dự phóng của chúng tôi cho năm 2019 là doanh thu đạt 23,5 nghìn tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2018 và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8%. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của sự chênh lệch nói trên chủ yếu là ban lãnh đạo đề ra kế hoạch bàn giao cho năm 2019 thận trọng hơn so với giả định của chúng tôi.

Ban lãnh đạo đề xuất không trả cổ tức cho năm 2018 trong khi tại ĐHCĐ 2018 đã thông qua cổ tức tối đa 20% mệnh giá. Đồng thời, tỷ lệ trả cổ tức 2019 được đề xuất là không quá 20% mệnh giá, bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt.

Ban lãnh đạo cũng sẽ xin ý kiến cổ đông về kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP 2019 với lượng cổ phiếu phát hành bằng 2% tổng lượng cổ phiếu lưu hành tại thời điểm phát hành (tỷ lệ phát hành cổ phiếu ESOP 2018 là 2,5%) và giá phát hành không dưới 10.000 VND/cổ phiếu. Dự kiến việc phát hành sẽ được thực hiện trong năm 2019. Thời gian hạn chế chuyển nhượng không được công bố trong tài liệu ĐHCĐ.

Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho NVL với giá mục tiêu 63.100 VND/cổ phiếu. Tại giá đóng cửa phiên hôm nay, NVL hiện đang giao dịch tại mức P/E 2019 và P/B lần lượt là 16.4x và 2.4x trên cơ sở dự báo chúng tôi đưa ra.

4. Khuyến nghị mua dành cho SCS với giá mục tiêu 181.900 đồng/Cp

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) đã công bố lượng hàng hóa quốc tế xử lý trong quý 1/2019, tăng 16% so với cùng kỳ. Con số này cao hơn giả định của chúng tôi là 11% và kế hoạch cả năm của công ty là 9%.

Theo SCS, mức tăng trưởng này phần lớn được đến từ một trong những khách hàng lớn mới của công ty, là Japan Airlines, bắt đầu làm việc với SCS từ tháng 5/2018. Không tính Japan Airlines, tăng trưởng sản lượng hàng hóa quốc tế sẽ đạt 9%. Chúng tôi do đó có khả năng điều chỉnh tăng dự báo của chúng tôi, dù cần đánh giá chi tiết hơn.

Chúng tôi hiện đáng có khuyến nghị mua dành cho SCS với giá mục tiêu 181.900 đồng, tương ứng với tổng mức sinh lời 18,1%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,4%.

5. Khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho HPG với giá mục tiêu 44.600 đồng/Cp

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) trong khi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 6% còn 44.600 đồng/CP khi định giá và triển vọng dài hạn của HPG vẫn hấp dẫn, dù điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2019 còn 8,8 nghìn tỷ đồng (tăng 2% so với năm trước) từ 9,6 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 12%).

Mức điều chỉnh giảm 8% lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số dự phóng của chúng tôi do 1) giá quặng sắt tăng mạnh gần đây do các sự kiện bất ngờ làm gián đoạn nguồn cung tại Brazil và Úc và 2) điều chỉnh tăng chi phí lãi vay phân bổ cho Khu phức hợp Gang thép Dung Quất (DQSC) trong năm nay.

Chúng tôi duy trì quan điểm về triển vọng dài hạn của HPG trong bối cảnh 1) tiềm năng từ việc mở rộng công suất và danh mục sản phẩm của DQSC, 2) kỳ vọng của chúng tôi về việc HPG tận dụng bối cảnh thách thức của ngành thép để giành thêm thị phần và 3) khả năng sinh lời vượt trội so với các công ty cùng ngành trong khu vực.

Rủi ro: mức giảm biên lợi nhuận cao hơn dự kiến do biến động giá quặng sắt.