Ngân hàng - Bảo hiểm
Áp lực dự phòng rủi ro lên lợi nhuận ngân hàng
Vân Linh - 26/10/2020 14:13
Kết quả kinh doanh quý 3/2020 của nhiều nhà băng giảm so với cùng kỳ năm trước, do phải tăng trích dự phòng. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng đầu năm lợi nhuận vẫn tăng.

Phải trích dự phòng cao

ACB vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 cho thấy, chi phí dự phòng rủi ro tăng gấp 24 lần cùng kỳ, nhưng lãi trước thuế quý này đạt 2.592 tỷ đồng.

Lũy kế, chi phí dự phòng của ACB 9 tháng đầu năm nay của ACB ở mức 694 tỷ đồng, chỉ chiếm 9,8% so với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh do ngân hàng có nợ xấu thuộc nhóm thấp nhất hệ thống. ACB đạt 6.411 tỷ đồng trước thuế trong 9 tháng đầu năm nay.

VietBank cũng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với lợi nhuận trước và sau thuế giảm đến 52% và 54% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 86 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng.

Nguyên nhân do nợ xấu tăng, Ngân hàng phải mạnh tay trích dự phòng rủi ro.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VietBank quý 3/2020 tăng đến 65% (25 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, dự phòng rủi ro tín dụng của VietBank tăng đến 80% lên 65,92 tỷ đồng.

Kienlongbank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 cho thấy, Ngân hàng chỉ ghi nhận 42 tỷ đồng lợi nhuận quý này, trong khi nợ xấu có dấu hiệu tăng.

Nguyên nhân do liên quan đến khoản nợ thế chấp bằng cổ phiếu STB của Sacombank đang được Kienlongbank xử lý.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 Kienlongbank vừa công bố, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tại thời điểm cuối quý 3/2020 tiếp tục tăng lên mức 6,63%.

Nợ xấu tăng kéo theo chi phí dự phòng rủi ro của Kienlongbank tăng mạnh.

9 tháng đầu năm nay, Kienlongbank phải trích lập đến 83,2 tỷ đồng, tăng 96% so với cùng kỳ, tác động tiêu cực lên lợi nhuận.

Chi phí dự phòng rủi ro của Kienlongbank tăng mạnh thời gian qua do gia tăng trích lập cụ thể cho khoản vay của một nhóm khách hàng có tài sản đảm bảo là cổ phiếu STB của Sacombank.

Ngân hàng cho biết, sẽ tiếp tục kế hoạch bán 176,4 triệu cổ phiếu STB và khả năng sẽ hoàn tất trong năm 2020.

BacA Bank cũng vừa công bố báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2020 với lợi nhuận tăng trưởng âm.

Nguyên nhân chi phí dự phòng của nhà băng này cũng tăng mạnh tới 24,7%, lên 177 tỷ đồng trong 9 tháng.

Về chất lượng tín dụng, đến cuối tháng 9, ngân hàng đang có tổng cộng 597 tỷ đồng nợ xấu, tăng 19% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được kéo lên 0,82%, so với mức 0,69% hồi đầu năm.

Lợi nhuận ảnh hưởng

Mặc dù dự phòng rủi ro tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, kết quả, lợi nhuận trước và sau thuế quý 3/2020 của ACB vẫn tăng 34% so với cùng kỳ, đạt gần 2.592 tỷ đồng và 2.075 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế của ACB tăng 15% so với cùng kỳ, đạt hơn 6.411 tỷ đồng và hơn 5.133 tỷ đồng.

Kế hoạch lợi nhuận ACB đưa ra cho cả năm nay là 7.636 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2020. Như vậy sau 9 tháng, ACB đã thực hiện được 84% kế hoạch cả năm.

Tính đến thời điểm cuối quý 3/2020, tổng tài sản của ACB tăng 9% so với đầu năm, đạt hơn 418,748 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 10,7% đạt 297.385 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 9% đạt 334.729 tỷ đồng.

Đến hết 30/9, ACB ghi nhận gần 2.480 tỷ đồng nợ xấu, tăng 71% so với đầu năm nay. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 3,5 lần lên 831 tỷ đồng; nợ nhóm 4 tăng 75% lên 543 tỷ đồng; nợ nhóm 5 tăng 22% lên 1.105 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ACB vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở hàng thấp nhất hệ thống, chỉ ở mức 0,84%.

Trong khi đó, với VietBank do chi phí dự phòng tăng cao quý 3 cũng như lũy kế 9 tháng đầu năm nay nên lợi nhuận trước và sau thuế của VietBank quý 3/2020 giảm đến 52% và 54% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 86 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, lãi trước và sau thuế của VietBank cùng giảm 13% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 374 tỷ đồng và 295 tỷ đồng.

Kế hoạch VietBank đưa ra cho năm nay dự kiến đạt 613 tỷ đồng lãi trước thuế của cả năm 2020.

Tính đến 30/9, tổng tài sản của Vietbank tăng 19% so với đầu năm, đạt gần 82.270 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng nhẹ 4% (42.664 tỷ đồng); tiền gửi của khách hàng tăng đến 23% so với đầu năm, ghi nhận gần 60.696 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá tăng 66%, lên mức 4.150 tỷ đồng.

Tổng nợ xấu của Vietbank tính đến cuối tháng 9/2020 tăng đến 61% so với đầu năm, lên mức gần 868 tỷ đồng.

Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 54%, nợ nghi ngờ tăng 65% và nợ có khả năng mất vốn tăng 62%. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tăng từ mức 1.32% của đầu năm lên 2.03%.

Quý 3/2020, lợi nhuận Kienlongbank giảm do tăng dự phòng khoản nợ thế chấp bằng cổ phiếu STB của Sacombank.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế trong quý của Ngân hàng giảm 52% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 42 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước và sau thuế của Kienlongbank giảm 39% và 38%, chỉ còn gần 145 tỷ đồng và gần 116 tỷ đồng.

Hiện tại, Kienlongbank đã nhận được đầy đủ hợp đồng ủy quyền có công chứng từ các khách hàng vay và chủ sở hữu tài sản về việc đồng ý cho ngân hàng thực hiện chào bán tài sản bảo đảm là cổ phiếu của STB nhằm thu hồi nợ trong năm 2020.

Xử lý xong khoản nợ này sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận năm 2020 của Kienlongbank đặt ra ở mức 750 tỷ đồng trước thuế.

Do chi phí dự phòng tăng nên lợi nhuận 9 tháng đầu năm nay của BacA Bank cũng giảm 19,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 522 tỷ đồng, nợ xấu tăng 19%.

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của BacA Bank đạt 112.042 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cuối năm trước.

Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 73.163 tỷ đồng, tăng 1,2%. Số dư tiền gửi khách hàng đạt 86.904 tỷ đồng, tăng 14,1%.

Về chất lượng tín dụng, đến cuối tháng 9/2020, ngân hàng đang có tổng cộng 597 tỷ đồng nợ xấu, tăng 19% so với đầu năm.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của BacA Bank được kéo lên 0,82%, so với mức 0,69% hồi đầu năm.

Được biết, năm nay, BacABank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 700 tỷ đồng.

Huy động vốn đạt 89.830 tỷ đồng, tăng 9% và dư nợ cho vay đạt 80.220 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%.

Sau 9 tháng đầu năm, Sacombank đạt tăng trưởng cho vay khách hàng 8,2%, thu nhập lãi thuần tăng 15%. Ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 2.300 tỉ đồng, giảm nhẹ so với cùng kì năm trước.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của Sacombank, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của ngân hàng đạt 2.328 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.845 tỷ đồng, giảm 4,1%.

Trong khi đó, Saigonbank đạt 177 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm nay, vượt chỉ tiêu đưa ra 130 tỷ đồng trước thuế cho cả năm 2020.

Phần lớn, nhờ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng đầu năm nay của Saigonbank là 27,08 tỷ đồng, giảm 50,75 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết tháng 9/2020, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Saigonbank là 2,06%.

Tính đến 30/9, tổng tài sản Saigonbank đạt gần 22.700 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,5% so với cuối năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng giảm 3,2% xuống 14.092

Tin liên quan
Tin khác