Nông nghiệp hữu cơ và cuộc cách mạng về thực phẩm, môi trường
Vài chục năm trở lại đây, nước ta rất nhiều loại giống cây, vật nuôi mới có năng suất cao đã được đưa vào nuôi trồng, canh tác. Tuy nhiên, song song với tăng năng suất và chất lượng cũng tồn tại nhiều bất cập như đòi hỏi cần có trình độ thâm canh ngày càng cao và việc sử dụng một lượng lớn các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, các loại hoóc môn kích thích tăng trưởng...
Chính điều này đã gây ra những tác động xấu đến sức khỏe con người, với môi trường, là tác nhân lớn dẫn đến sự biến đổi khí hậu. Cả người sản xuất và tiêu thụ các nông sản cũng đang phải gánh chịu những hệ lụy của việc lạm dụng chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp gây ra với những bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tỷ lệ bệnh ung thư ngày càng tăng.
Ô nhiễm thực phẩm và môi trường hiện nay đang là một vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà còn là vấn nạn toàn cầu bởi lẽ nó không chỉ trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và trí lực của con người mà còn đe dọa đến cân bằng hệ sinh thái trong hiện tại và tương lai. Quay trở về sản xuất và sử dụng thực phẩm “thuần tự nhiên” hay nông nghiệp hữu cơ được coi là biện pháp triệt để nhất để giải quyết triệt để vấn đề này trong dài hạn.
Hiện nay ở Việt Nam, việc sản xuất thực phẩm hữu cơ vẫn còn khá manh mún và chưa đạt hiệu quả tương xứng với tầm quan trọng cũng như tiềm năng của nó. Năm 2018, Việt Nam chỉ có khoảng 76.000 ha đất nông nghiệp hữu cơ, chiếm chỉ 0.28% diện tích đất nông nghiệp cả nước trong khi nhu cầu về ăn thực phẩm sạch là nhu cầu tất yếu con người.
Apec Group với triết lý phụng sự xã hội, đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực này từ đầu năm 2019 dù biết sẽ có rất nhiều thách thức. Nói về quyết định này, ông Nguyễn Quang Huy, Phó tổng giám đốc Apec Group chia sẻ: “Hàng ngày, hàng trăm triệu người dân Việt Nam đang ăn những thực phẩm mà nhiều khi biết chắc là độc hại, nhưng chúng ta không còn lựa chọn khác. Chúng ta phát triển kinh tế làm gì để mà đến ăn thức ăn sạch cũng là một thứ quá xa xỉ hiện nay. Hiện tại chỉ có một số cửa hàng bán lẻ thực phẩm hữu cơ đảm bảo nguồn gốc nhưng giá thành lại rất cao, và được mặc định là chỉ dành cho 'người giàu'. Mục tiêu của Apec Group đến năm 2025, ít nhất 100 triệu dân Việt Nam tiếp cận nông nghiệp hữu cơ với giá thành hợp lý nhất”.
Apec Group đồng loạt ra mắt chuỗi trang trại hữu cơ, trang trại công nghệ cao
Trong tháng 3/2020, Apec Group đồng loạt ra mắt chuỗi trang trại nông nghiệp hữu cơ tại Đông Anh (Hà Nội), trang trại nông nghiệp hữu cơ kết hợp công nghệ cao tại Đa Hội (Bắc Ninh) và Huế.
Thời gian tới, Apec Group tiếp tục phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực này với một loạt dự án có quy mô lớn hơn tại Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Trị, Phú Yên, Thừa Thiên Huế...
Vườn ươm công nghệ cao của Apec Group tại Bắc Ninh chính thức ra mắt |
Toàn bộ sản lượng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch công nghệ cao tại hệ thống trang trại của Apec Group sẽ được sử dụng và tiêu thụ trong toàn hệ thống khách sạn, resort thuộc chuỗi Apec Mandala trên cả nước (Mandala Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Huế, Phú Yên, Mũi Né – Bình Thuận…) hình thành chuỗi khách sạn hữu cơ – khách sạn xanh đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời bắt đầu cung ứng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao ra ngoài thị trường.
Trang trại Apec Organic Farm tại Huế |
Ngay từ tháng 3 này, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao đầu tiên từ Apec Organic Farm đã chính thức được thương mại hóa trên thị trường. Sắp tới, sản phẩm này sẽ chính thức xuất hiện tại hệ thống các siêu thị lớn và các cửa hàng bán lẻ nông nghiệp trên cả nước.
Apec Organic Farm tại Đông Anh, Hà Nội |
Ông Huy chia sẻ thêm “Chúng tôi đã làm việc với các chuyên gia ở Việt Nam và cả quốc tế về lĩnh vực này, chúng tôi tin kỹ thuật làm nông nghiệp hữu cơ không khó, đầu ra của sản phẩm lại càng không khó vì nhu cầu quá lớn, cái khó là làm sao để thay đổi nhận thức của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp và nhận thức của toàn bộ người dân trong việc sử dụng thực phẩm sạch và đúng cách. Apec Group dự kiến sẽ áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ vào nông nghiệp hữu cơ, mục tiêu của Apec Group trong năm 2020 là phát triển 100.000 ha đất trồng nông nghiệp hữu cơ để cung ứng nguồn rau sạch với giá hợp lý cho người dân. Apec Group cũng sẽ tích hợp hệ thống nông nghiệp hữu cơ vào hệ sinh thái du lịch hữu cơ – khách sạn hữu cơ – tiêu dùng hữu cơ – giáo dục hữu cơ. Chúng tôi xác định sứ mệnh trở thành “platform” (nền tảng) để mọi người cùng tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ, đưa nguồn sản phẩm chất lượng phổ biến rộng rãi đến với toàn xã hội”.