Đầu tư và cuộc sống
Bắc Ninh điều chỉnh lại lễ hội chém lợn
Duy Hữu - 06/02/2015 09:36
Trước kiến nghị của tổ chức Động vật châu Á về việc cấm Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh này cho biết, sẽ điều chỉnh tục chém lợn, không cấm mà thu hẹp khu vực tổ chức, hạn chế đối tượng tham dự.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Lễ hội Chém lợn có từ bao giờ?
Những lễ hội ở Việt Nam không dành cho du khách yếu tim

Như tin đã đưa, tổ chức Động vật châu Á đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cấm việc tổ chức lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh) vì cho rằng, đây là lễ hội tàn bạo.

Theo tổ chức này, việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là trẻ em - đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng. 

Người đại diện tổ chức này cho rằng, văn hóa truyền thống cũng thay đổi và tiến hóa theo thời gian. Những nét đẹp, những gì phù hợp với xu hướng, với xã hội mới thì sẽ được duy trì. Còn những thứ không còn phù hợp, những điều hủ tục nên thay đổi và loại bỏ. Ngoài ra lễ hội nào cũng phải gắn liền với bản sắc của địa phương và văn hoá của dân tộc để truyền bá tính nhân văn cho thế hệ sau...

Lợn được rước đi khắp làng trước khi chở về sân đình để chém

Khuyến nghị của tổ chức Động vật châu Á đã dấy lên một làn sóng trao đổi xung quanh lễ hội này. Các nhà văn hóa dân gian thì cho rằng, tổ chức Động vật châu Á không nên phán xét một lễ hội truyền thống là dã man. Nếu chỉ nhìn hình thức mà vội kết luận vấn đề sẽ dễ làm thui chột văn hoá, mất bản sắc địa phương.

Những người ủng hộ lễ hội cho rằng, khi nhận xét vấn đề gì, nhất là về văn hoá, phải hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa của nó. Lễ hội chém lợn làng Ném Thượng là nghi thức tín ngưỡng để người dân cầu mùa màng bội thu, sự phát triển sinh sôi, hạnh phúc cho cộng đồng mình...

Tương tự, một nhà dân tộc học cho rằng: Đừng lấy quan niệm bây giờ để áp đặt cho phong tục truyền thống ngày xưa. Quan trọng là phải hiểu vì sao có tục chém lợn cúng thành hoàng. Nếu cái nào cũng phải thay đổi theo cuộc sống mới thì còn đâu ra các phong tục và sẽ làm nghèo văn hoá. Văn hoá là phải có bản sắc riêng và giá trị của nó chính là các câu chuyện, nguồn gốc của phong tục, khiến người xem phải hứng thú tìm hiểu, v.v…

Trước những luồng ý kiến trái chiều, mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết, sẽ điều chỉnh tục chém lợn tại Lễ hội làng Ném Thượng trong dịp đầu Xuân, sau khi có những ý kiến phản biện về tục lệ này.

Theo đó, thay vì tục lệ chém lợn giữa sân đình với sự tham dự của đông đảo mọi người, nghi thức này sẽ được chuyển vào một khu vực dành riêng để làm cỗ ngọc tế thánh, hạn chế cơ bản được tình trạng người dân dùng tiền nhúng vào máu lợn gây phản cảm như nhiều ý kiến đã nêu ra trong những ngày vừa qua. Đặc biệt, sẽ hạn chế tối đa số lượng người tham dự lễ hội, nhất là cấm các em nhỏ chứng kiến.

Thái Nguyên tổ chức Lễ hội trà Đại Từ lần thứ 3

() Để chào năm mới 2015, từ 25-27/1, tại huyện Đại Từ - vùng chè trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Lễ hội trà Đại Từ.  

Khởi động Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2015

() Sáng nay 22/1/2015, tại TP.HCM, UBND tỉnh Đắk Lắk đã thông báo Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Những đường xuân lịch sử” sẽ diễn ra từ ngày 9/3 đến 12/3/2015 tới đây.

Con cháu họ Lý khắp nơi về hội Đền Đô

() Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch, nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô".  

 

Tin liên quan
Tin khác