Tiêu dùng
Bánh kẹo truyền thống, làm tốt vẫn có đất sống
Duy Hữu - 15/01/2015 12:28
Mặc dù ngày nay trên thị trường có nhiều loại bánh kẹo ngoại nhập, cũng như bánh kẹo của các công ty trong nước với bao bì rất bắt mắt, nhưng sản phẩm bánh kẹo của các làng nghề truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng trong lòng người tiêu dùng.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Cảnh báo 2 loại kẹo phát sáng chứa chất gây ung thư
Sắp thanh, kiểm tra nhiều "lò" sản xuất bánh Trung thu

Nhiều loại bánh kẹo cổ truyền như kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng, kẹo bột, bánh chè lam… vẫn được người tiêu dùng chọn mua, nhất là trong dịp lễ tết. Một bà nội trợ tâm sự, các loại bánh kẹo truyền thống có hương vị riêng, không lẫn với các bánh kẹo sản xuất công nghiệp. Điều nữa là ăn bánh kẹo truyền thống như một sự hoài niệm, tìm lại hương vị của ngày xưa.

Sản phẩm bánh kẹo truyền thống vẫn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn (Ảnh minh hoạ)

Nhiều làng nghề bánh kẹo truyền thống nhờ vậy vẫn tồn tại và phát triển, điển hình như Làng nghề bánh kẹo Cổ Hoàng, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Hiện nay đây là nghề đem lại thu nhập chính của dân làng.

Theo thống kê, cả làng Cổ Hoàng có 79 trên tổng số 153 hộ với 255 lao động tham gia làm nghề sản xuất bánh kẹo truyền thống. Thu nhập của lao động làng nghề cũng tới 3-4 triệu đồng/tháng.

Người làng Cổ Hoàng cho biết, công thức làm các loại kẹo truyền thống thì ở đâu cũng giống nhau, nhưng bí quyết để sản phẩm thơm ngon phụ thuộc vào nguyên liệu và sự nhạy cảm trong lúc chế biến của người thợ. Chẳng hạn khi làm một mẻ chè lam, người Cổ Hoàng chọn gạo nếp cái hoa vàng, loại hạt tròn, mẩy, vàng óng. Gạo nếp được nổ bỏng với độ lửa hợp lý để thơm mà không bị cháy. Hay như làm kẹo lạc thì ngay từ khâu mua lạc phải chọn lạc loại 1, phải nhặt bỏ hạt không đạt chất lượng rồi mới rang. Riêng rang lạc tưởng đơn giản mà cũng phải có kinh nghiệm, rang non quá lạc sẽ hôi, lạc chín kỹ quá thì cháy mất ngon. Tất cả những điều này cần cái tâm và sự chỉn chu của người thợ.

Hay như nghề làm bánh đậu xanh, bánh gai ở Hải Dương, nghề làm bánh cốm ở Hàng Than (Hà Nội), nghề làm bánh phu thê ở Đình Bảng, kẹo dừa Bến Tre… Những sản phẩm này vẫn tồn tại và ngày càng củng cố vị trí trong lòng người tiêu dùng.

Tuy vậy, cũng có một số sản phẩm bị người tiêu dùng tẩy chay như mứt tết Xuân Đỉnh, vì sản xuất không đảm bảo vệ sinh, sử dụng phụ gia độc hại.

Một người dân làng nghề bánh kẹo truyền thống Cổ Hoàng cho biết, người tiêu dùng ngày nay thông thái lắm, vì thế người sản xuất phải làm thật tốt thì mới bán được sản phẩm. Làm tốt, đảm bảo vệ sinh thì không lo gì hàng ế. Và nghề bánh kẹo cổ truyền vẫn sẽ sống mãi.

Mập mờ chất lượng bánh kẹo dịp Tết

Tết Nguyên đán cận kề, cũng là thời điểm sức mua của thị trường bánh, mứt, kẹo, đồ khô... tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn tỏ ra lo ngại trước thông tin các loại hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ bày bán trên thị trường.

Bánh kẹo nội áp đảo hàng ngoại nhập

(baodautu.vn) Với sản lượng năm 2012 đạt trên 600.000 tấn, tổng giá trị thị trường 1,4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2011, sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó, nhiều doanh nghiệp nội áp đảo đối thủ ngoại.  

Tin liên quan
Tin khác