Ông Gaurav Sharma, Tổng giám đốc BIDV MetLife |
BIDV Metlife cũng kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như trên ít nhất trong vòng khoảng 4 – 5 năm tới.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, theo ông Gaurav Sharma, công ty sẽ tiếp tục khai thác tối đa kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) thông quan tận dụng hệ thống của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
BIDV hiện là thành viên lớn thứ hai tại liên doanh BIDV MetLife với 35% vốn góp trong tổng số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng của công ty này. Hai thành viên còn lại là Tập đoàn MetLife Inc (Mỹ) góp 60% vốn và Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC) góp 5% vốn.
Ông Gaurav Sharma cho biết, một trong những đặc điểm về nền khách hàng của BIDV tương đối có tính đại diện cho khách hàng chung của ngành bảo hiểm nhân thọ, họ thuộc nhóm khách hàng nằm trong phân khúc thu nhập trung bình và cao. Trong việc xây dựng sản phẩm, phân khúc khách hàng mà BIDV MetLife hướng tới là nhóm khách hàng khoảng 30 – 40 tuổi.
Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu khá đa dạng, do đó để tiếp cận tốt nhóm khách hàng này, BIDV MetLife cho biết đã đầu tư khá toàn diện cho khâu đào tạo và đầu tư công nghệ.
Hiện nay, BIDV MetLife đã đào tạo được hơn 3.600 cán bộ nhân viên BIDV về kỹ năng bán bảo hiểm. Toàn bộ đội ngũ bán hàng đều sử dụng ipad, 95% khách hàng của BIDV MetLife được xử lý hợp đồng trên nền tảng kỹ thuật số được gói là GSP (Global Sales Platform – nền tảng bán hàng toàn cầu). Công ty này cũng đang thử nghiệm nền tảng bán hàng trên Facebook, dựa vào những hành vi trên mạng xã hội của khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, BIDV MetLife cũng đã có cơ chế trao đổi dữ liệu hai chiều với BIDV trong giao dịch nộp phí bảo hiểm cho các khách hàng của hai bên. Theo đó, BIDV và BIDV MetLife cùng thiết lập cơ chế trao đổi dữ liệu trực tuyến đồng bộ giữa hai hệ thống của hai bên thông qua kho dữ liệu trực tuyến.
Dịch vụ thu hộ phí được triển khai trên các kênh đa dạng như thu tại quầy, thu hộ qua BIDV Online, thu hộ qua BIDV Mobile, dịch vụ ủy nhiệm thu tự động...
Trao đổi với ông Gaurav Sharma, Tổng giám đốc BIDV MetLife:
Theo truyền thống, người Việt Nam tìm kiếm các sản phẩm ngắn hạn như bảo hiểm nhân thọ, với thời hạn sản phẩm trung bình khoảng 5 năm. Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu đã hướng tới các sản phẩm bảo vệ dài hạn và chúng tôi thấy đây là cơ hội đặc biệt với dân số trẻ tại Việt Nam.
Do đó, chúng tôi đã nắm bắt cơ hội để chuyển sản phẩm của mình sang các sản phẩm bảo vệ lâu dài và liên kết chung (UL). Công ty đã thành công trong việc chuyển đổi này vào cuối năm 2017, khi đó 90% doanh thu của chúng tôi là các sản phẩm liên kết chung với thời hạn trung bình là 14 năm, và chúng tôi đã tăng > 40% phí bảo hiểm năm đầu tiên.
Ngoài ra, mối quan hệ của chúng tôi với BIDV cho phép chúng tôi tiếp cận với hơn 190 chi nhánh ngân hàng và hơn 1.000 phòng giao dịch tại Việt Nam. Chúng tôi có mô hình phân phối độc đáo với đội ngũ bán hàng được đào tạo chuyên nghiệp tại các cơ sở của BIDV, họ là thành viên của công ty chúng tôi, được đào tạo và chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bancassurance là một kênh đang phát triển nhanh tại Việt Nam: từ năm 2013-2017, kênh này đã tăng trưởng từ 1 - 13% doanh thu. Tại các thị trường lân cận như Thái Lan, Indonedia, Singapore và Hong Kong, bancassurance đóng góp từ 30-50% tổng lượng phân phối bảo hiểm.