Tiêu dùng
Cải thiện vấn đề logistics cho nông sản Việt Nam
Như Loan - 31/10/2023 08:59
Việt Nam, với tiềm năng nông nghiệp vững mạnh, đang nỗ lực tăng cường xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, thách thức về logistics vẫn đang tồn tại, đặc biệt là trong việc tối ưu hóa chi phí vận chuyển.
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp xuất siêu với sản lượng và kim ngạch cao. Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một số nông sản Việt giữ vị thế xuất khẩu dẫn đầu như gạo, hồ tiêu, hạt điều, cà phê… Tuy nhiên, logistics là vấn đề đáng quan tâm của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản Việt Nam. 

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, chi phí logistics cho nông sản Việt Nam rất cao, chiếm 20-25% giá trị hàng hoá. Đơn cử, theo báo cáo của VIRAC 2021, chi phí logistics của ngành gạo chiếm đến 29.8% trong giá thành. Trong đó, kho vận tác động lớn đến chi phí logistics của các DN xuất khẩu nông sản. Bài toán đặt ra làm sao gỡ nút thắt chi phí logistics cao giúp nông nghiệp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế. 

Nông sản Việt áp lực chi phí lưu kho cao

Thuê kho dài hạn: Nông sản có sản lượng rất lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nhu cầu lưu trữ ngành nông sản cần không gian lưu trữ lớn, chiếm chi phí thuê kho cao. 

Theo dữ liệu của Wareflex, nhu cầu chọn địa điểm kho của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ở các thành phố lớn và khu vực gần cảng cao như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… Vì thế, các chủ kho ưu tiên thuê kho dài hạn.

Mặc dù, nông sản mang tính thời vụ và theo mùa, doanh nghiệp chỉ cần thuê kho trong mùa cao điểm. Vì nhu cầu thuê kho cao ở các vị trí trọng điểm, mặt hàng lưu kho theo mùa vụ phải thuê dài hạn nhưng nhu cầu sử dụng không toàn thời gian thuê kho.

Ví dụ, mùa thu hoạch điều có chu kỳ từ tháng 1 đến tháng 6 hằng năm nhưng doanh nghiệp phải thuê kho dài hạn theo năm, dẫn đến kho trữ không tận dụng hết. Doanh nghiệp chịu nhiều áp lực chi phí kho nhưng không mang lại hiệu quả tối ưu. 

Kho không đạt tiêu chuẩn: Ngành nông sản là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các thương lái thu gom nông sản từ nguồn sản xuất. Các thương lái thường thu gom, và tập kết nông sản trong kho không đủ tiêu chuẩn, độ ẩm và nhiệt độ không được kiểm soát khiến chất lượng sản phẩm bị hao hụt. Vì hàng nông sản rất dễ bị các loài gặm nhấm, côn trùng, vị khuẩn, mối, mọt… phá hoại, đòi hỏi môi trường bảo quản tốt để đảm bảo chất lượng nông sản. 

Ví dụ, gạo là nông sản chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long được thu gom ở các điểm khác nhau và vận chuyển lên TP.HCM để xuất khẩu. Kho chứa gạo không đảm bảo chất lượng dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao từ khâu bảo quản, gây thất thoát một nguồn thu nhập đáng kể.

Ebook “Tiêu chuẩn nhà kho ở Việt Nam" của Wareflex có đề cập chi tiết đến những quy định và nguyên tắc an toàn thực phẩm cần tuân thủ khi lưu trữ nông sản. Cuốn Ebook này được cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp có nhu cầu.

Biến động thị trường tạo hiệu ứng Bullwhip: Khi nhu cầu thị trường tăng cao, các doanh nghiệp có xu hướng dự trữ nguồn hàng lớn nhằm kịp thời đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp thêm kho dự trữ.

Tuy nhiên, nhu cầu sản lượng thực tế không khớp với dự báo, khiến doanh nghiệp không tận dụng tối đa không gian kho, dẫn đến chi phí đầu tư lớn và chi phí hàng hoá lưu kho tăng cao.

Ví dụ, dự báo xuất khẩu cà phê sẽ gặp thuận lợi khi nhu cầu tăng từ nay đến cuối năm 2023. Tuy nhiên, sản lượng cà phê niên vụ 2022-2023 dự báo sẽ giảm 10-15% so với năm trước do thời tiết không thuận lợi. Do sản lượng cà phê giảm dẫn đến giảm sản lượng lưu trữ và không tối đa diện tích lưu kho có sẵn. 

Giải pháp kho vận nào cho ngành nông nghiệp Việt Nam?

Từ những hạn chế trong kho bãi trở thành lực cản cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt. Vì vậy, mô hình kho chung tiêu chuẩn giải quyết được khó khăn cho doanh nghiệp. Bằng cách giảm bớt các chi phí cố định kho vận, doanh nghiệp nông sản sử dụng kho bãi một cách tối ưu và linh động hơn. 

Mô hình thuê kho chung cũng giải quyết được bài toán chu kỳ mùa vụ của của các mặt hàng nông sản khác nhau. Các doanh nghiệp chỉ cần thuê kho với diện tích vừa đủ theo nhu cầu. Thời gian thuê kho linh động giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh.

Với các mặt hàng nông sản cùng chung điều kiện bảo quản sẽ kết hợp lưu trữ ở kho chung để tiết kiệm chi phí thuê kho do tối ưu hoá việc sử dụng không gian kho. Đây là giải pháp hiệu quả nhằm tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của ngành nông sản. 

Wareflex - nền tảng cung cấp các giải pháp logistics, cung cấp đa dạng dịch vụ kho đáp ứng yêu cầu của chủ hàng và linh hoạt điều chỉnh dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Ngoài ra, Wareflex cung cấp hệ thống WMS - hệ thổng quản lý kho hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và vận hành các kho hàng hiệu quả. Wareflex sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí logistics và nắm bắt được sự linh hoạt trong thời kỳ kinh tế biến đổi liên tục. 

Tin liên quan
Tin khác