Thưa ông, việc NHNN hạ sâu lãi suất huy động bằng USD có phải là do cung - cầu trên thị trường ngoại hối có dấu hiệu căng thẳng?
Hiện cân đối ngoại tệ trong hê thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở trong trạng thái rất tốt. Đặc biệt, sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá trong tháng 9, đồng thời khẳng định không điều chỉnh tỷ giá cho đến đầu năm 2016, thanh khoản của hệ thống tăng lên rất tốt. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ cũng đang ở mức thấp. Quyết định hạ lãi suất tiền gửi với đồng USD của NHNN có hiệu lực từ ngày 28/9 không phải xuất phát từ căng thẳng tỷ giá.
Tổng giám đốc VietinBank Lê Đức Thọ cho rằng, hạ lãi suất tiền gửi USD, người dân và doanh nghiệp sẽ dịch chuyển một phần ngoại tệ sang tiền đồng |
Ông đánh giá như thế nào về động thái giảm lãi suất USD của NHNN. Việc đưa lãi suất huy động USD về mức 0% (áp dụng với tổ chức) có khiến các tổ chức bán mạnh USD ra thị trường, thưa ông?
Tôi cho rằng, quyết định giảm lãi suất đồng USD, xét về mặt quản lý nhà nước là phùh ợp với diễn biến thị trường tài chính tài tệ quốc tế cũng như nhằm kiểm soát tỷ giá tốt hơn theo mục tiêu đề ra . Còn về góc độ NHTM, như đã nói, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống hiện rất tốt. Tôi cho rằng, với mức lãi suất huy động USD mới này, cùng với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ khác sẽ làm giảm tâm lý găm giữ ngoại tệ và tiếp tục làm giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Chắc chắn, DN và người dân phải suy nghĩ, t ính toán kỹ giữa việc nắm giữ ngoại tệ với lãi suất thấp hoặc chuyển sang tiền đồng để đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn. Với các DN, chỉ trong trường hợp rất cần thiết cho nhu cầu thanh toán, còn trường hợp khác họ sẽ chuyển sang tiền đồng để sinh lời nhiều hơn và quay vòng đồng tiền nhanh hơn.
Còn đối với dân cư, một bộ phận có thể giữ tiết kiệm ngoại tệ trong danh mục tài sản nắm giữ của mình, đó là nhu cầu chính đáng của người dân, song họ cũng sẽ tính toán thấu đáo về việc giữ tiền đồng hay giữ USD có lợi hơn.
Chúng tôi nhận định, người dân và DN sẽ xem xét chuyển đổi một phần ngoại tệ của mình chuyển đổi sang tiền đồng. Điều này sẽ làm tăng sự chu chuyển của đồng tiền trong nền kinh tế, từ đó giúp tăng khả năng sinh lời của đồng vốn.
Lãi suất huy động USD trước đây với tổ chức đã rất thấp (0,25%) nhưng nhiều DN vẫn găm USD trong tài khoản thay vì chuyển sang tiền đồng. Hẳn DN có nhiều lo ngại về rủi ro tỷ giá và nguồn cung ngoại tệ chứ không chỉ tính lợi nhuận. Vậy với lần giảm lãi suất USD này, liệu đã đủ động lực cho DN bán USD ra thị trường, thưa ông?
Với DN xuất khẩu, trong tường hợp cần thiết, nếu cần tồn dư tiền thì họ sẽ để ngoại tệ trong tài khoản. Còn trường hợp chưa đến kỳ hạn thanh toán, theo tôi họ sẽ chuyển sang tiền đồng để sinh lợi nhiều hơn.
Tóm lại, giữ hay bán ngoại tệ là điều DN phải tính toán tùy trường hợp của mình. Tuy nhiên, tôi cho rằng, NHNN đã kiểm soát được thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối một cách đồng bộ. NHNN cũng đã có thông điệp khẳng định giữ ổn định tỷ giá từ nay đến đầu năm 2016, vì vậy, DN có thể hoàn toàn yên tâm.
Với nguồn cung ngoại tệ, tôi khẳng định, với nguồn vốn ngoại tệ cân đối hiện nay của các NHTM, cộng với việc các NHTM Việt Nam có thể khai thác các nguồn vốn ngoại tệ không chỉ trong nước và quốc tế, thì khả năng đáp ứng cầu cho vay ngoại tệ của DN vẫn hoàn toàn đảm bảo.