Kết phiên, VN-Index giảm 12,96 điểm (-1,14%) và đóng cửa tại 1.125,39 điểm. Thanh khoản tăng với 839,1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.
Nhóm VN30 có diễn biến kém hơn thị trường chung với mức giảm 1,39% khi kết phiên. Trong nhóm, có đến 28 mã chìm trong sắc đỏ như SSI (-4,1%), NVL (-3,8%), HPG (-3%), PDR (-2,9%), MWG (-2,7%) … Ngược lại, chỉ có 2 mã tăng giá, đó là PDR (-1,4%), TCB (-1,1%), SAB (-1%), VIB (-0,8%), VPB (-0,7%) …
Nhóm vốn hoá lớn như ngân hàng cũng chịu áp lực điều chỉnh tạo áp lực giảm điểm của VN-Index như HDB (-2,13%), TCB (-1,95%), SHB (-1,95%)... ngược chiều có EIB (+0,96%), VCB (+0,79%), PGB (+0,72%)
Chỉ số HNX-Index giảm 2,77 điểm (-1,20%) về mức 227,48 điểm. Độ rộng thị trường tiêu cực hơn thể hiện áp lực bán mạnh áp đảo ở nhiều mã với tổng cộng 509 mã giảm giá (10 mã giảm sàn), 134 mã tăng giá (12 mã tăng trần), và 88 mã giữ giá tham chiếu.
Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 19.136 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên trước, nhưng duy trì trên mức trung bình cho thấy áp lực chốt lãi.
Với áp lực lùi bước xuyên suốt phiên trên thị trường, hầu hết các nhóm ngành chính đều đóng cửa với sắc đỏ, số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm tỷ trọng lớn trên toàn thị trường. Nhóm Thép, nhóm Chứng khoán, nhóm Bất động sản, nhóm Bán lẻ … là những nhóm có tác động tiêu cực lên thị trường chung.
Cụ thể, cổ phiếu bất động sản nhiều mã chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản đột biến như QCG (-6,95%), TDC (-6,93%), DIG (-5,80%), NBB (-5,19%), NTL (-4,67%)...
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán vốn có độ nhạy với thị trường cao, nên chịu áp lực bán mạnh vào cuối phiên FTS (-5,42%), AGR (-5,08%), BVS (-4,84%), VCI (-4,47%), VIX (-4,47%)...
Sau phiên tăng mạnh, nhóm cổ phiếu thép phiên nay chịu điều chỉnh với khối lượng gia tăng, HPG (-3,01%), NKG (-4,96%), SMC (-4,68%), POM (-4,61%), LTH (-4,19%)...
Các cổ phiếu nhóm ngành khác đa số đều chịu áp lực điều chỉnh vùng với thị trường chung như xây dựng FCN (-2,50%), VCG (-2,11%), C4G (-1,45%)... khu công nghiệp với TIP (-2,95%), SZC (-2,70%), PHR (-2,51%), IDC (-2,30%)... cảng biển, logistic như VOS (-2,70%), SGP (-2,45%), HAH (-2,40%)... dầu khí, vận tải dầu khí với PVP (-4,11%), VIP (-2,69%), PVS (-0,61%), PVD (-0,41%)...
Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HOSE, với giá trị 114,7 tỷ đồng. Họ mua nhiều tại HPG (+181,8 tỷ đồng), VNM (+82,3 tỷ đồng), VHM (+37,7 tỷ đồng), CTG (+27,3 tỷ đồng), FRT (+20,9 tỷđồng)… Ở chiều ngược lại, họ bán nhiều tại DGC (-39,2 tỷ đồng), VND (-26,3 tỷ đồng), NLG (-24 tỷđồng), VRE (-20,6 tỷ đồng), KBC (-17,9 tỷ đồng) …
Theo chuyên gia CTCK Rồng Việt, thị trường lùi bước và nỗ lực hỗ trợ cuối phiên cũng không thành như các phiên trước. VN-Index đóng cửa dưới ngướng 1.130 điểm và thanh khoản tăng so với phiên trước, cho thấy nguồn cung tiếp tục gây sức ép lên thị trường. Quán tính giảm giá vẫn tồn tại ở nhiều cổ phiếu nên khả năng giảm điểm của thị trường vẫn còn.
Dự kiến thị trường sẽ kiểm tra lại vùng 1.110 – 1.120 điểm của VN-Index, tại vùng này có thể thị trường sẽ có phản ứng hồi phục trở lại để kiểm tra lại nguồn cung. Tạm thời vẫn cần lưu ý áp lực cung từ vùng cản 1.135 điểm. Do vậy, Nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá lại trạng thái của thị trường. Tạm thời nên thận trọng và cân nhắc rủi ro khi mua mới. Đồng thời cần cân nhắc khả năng hồi phục để chốt lời hoặc giảm tỷ trọng các cổ phiếu đang chịu áp lực bán từ vùng cản để giảm thiểu rủi ro cho danh mục.