Chính phủ tăng mức lương cơ bản từ ngày 1/1/2016
Quang Hưng - 10/03/2015 01:10
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công vừa chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Ban, tập trung vào nhiệm vụ cải cách chính sách tiền lương.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tăng lương 8% cho cán bộ có hệ số 2,34 trở xuống
Bộ Tài chính: Tiết kiệm để tăng lương
Sắp tăng 250.000 - 400.000 đồng/tháng với lương tối thiểu vùng
Chính phủ sẽ phải điều chỉnh mức lương từ ngày 1/1/2016.

Theo báo cáo tại cuộc họp, hiện mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện từ giữa năm 2013 là 1,150 triệu đồng/tháng, mới chỉ đạt 44,2% so với mức lương tối thiểu bình quân của 4 vùng của khu vực doanh nghiệp (2,6 triệu đồng/tháng) và tính ra mới đạt 35,6% so với mức chi cho nhu cầu tối thiểu (3,23 triệu đồng/tháng).

Thực hiện lộ trình tăng lương cơ bản ở các khu vực, thì từ ngày 1/1/2016 Chính phủ sẽ phải điều chỉnh mức lương này. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp và đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì mức lương mới phải bù được trượt giá và có cải thiện từng bước, phù hợp với tăng trưởng kinh tế.

Để tạo nguồn lực cho cải cách tiền lương ở khu vực doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo dứt khoát thực hiện theo một lộ trình tăng lương, tiếp tục rà soát các quy định về tiền lương trong doanh nghiệp để sửa đổi,bổ sung cho phù hợp hơn. Ngoài ra các bộ, ngành kiểm soát việc tuyển lao động của doanh nghiệp nhà nước để tránh gia tăng biên chế.

Đối với khối đơn vị sự nghiệp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh “phải thực hiện quyết liệt việc đổi mới, tự chủ, tự chịu trách nhiệm”. Bởi việc tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp không chỉ tạo ra nguồn tăng lương mà còn nhằm mục tiêu lớn hơn là nâng cao chất lượng dịch vụ công (như giáo dục, đào tạo, y tế,...).

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính tính toán cân đối ngân sách giai đoạn 2016- 2020, trong đó, nghiên cứu nguồn để điều chỉnh tiền lương.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cải cách tiền lương là công việc khó khăn nhưng trong hai năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, công tác này có những chuyển biến lớn. Đó là các chỉ đạo không tăng tổng biên chế nhà nước, số tuyển vào bằng một nửa so với số về hưu hay điều chuyển công tác; việc Chính phủ ban hành Nghị định 16 về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tạo thêm “dư địa” cho công tác cải cách tiền lương khi một khoản lớn ngân sách nhà nước sẽ không còn chi trả cho khối này. Việc tiến hành tăng lương cho khu vực doanh nghiệp và hoạt động Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có bước tiến dài; mạng lưới an sinh xã hội được mở rộng và ngày được nâng cao về chất lượng.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhìn nhận, cải cách tiền lương vẫn còn hạn chế, lương cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của cuộc sống. Cải cách đơn vị sự nghiệp còn chậm, từ đó tạo nguồn cải cách tiền lương chưa có đột phá.

 

Bộ máy phình to không do công chức

() Thảo luận về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 vào chiều 31/10, các đại biểu Quốc hội dành khá nhiều thời gian để bàn về việc có nên tăng lương hay không. Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bộ máy phình to không phải lỗi của công chức, nên không thể vì thế mà hoãn tăng lương.

Áp lực trả nợ giai đoạn 2015-2016 rất cao

() Tiếp tục chương trình thảo luận tại hội trường Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, chiều 30/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã hé mở phần nào câu chuyện được cử tri và Quốc hội quan tâm: Nợ công đã đến ngưỡng nguy hiểm.

Đề xuất tăng lương tối thiểu 2015 lên 3,1 triệu đồng

Đây là phương án được Hội đồng Tiền lương quốc gia chốt sau buổi làm việc sáng 6/8 và sẽ được trình lên Thủ tướng quyết định áp dụng từ năm sau.

Tin liên quan
Tin khác