Đầu tư và cuộc sống
CHLB Đức: Điểm đến hấp dẫn của lao động Việt Nam
Hưng Anh - 30/10/2024 14:34
Từ năm 2012 đến nay, có khoảng 1.700 lao động Việt Nam xuất cảnh đi học tập, làm việc tại CHLB Đức. Người lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập cao và được hưởng các chế độ phúc lợi như công dân Đức.

CHLB Đức là đối tác quan trọng của Việt Nam ở châu Âu

Đó là nhận định của Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan trong buổi tiếp đón bà Barbel Kogler - Quốc Vụ Khanh Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức vừa diễn ra tại Trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

CHLB Đức là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam ở châu Âu nói chung và của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng. Trong những năm qua, hợp tác về lao động giữa hai nước đạt  những kết quả tích cực, trong đó có hợp tác tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động Việt Nam đi học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng chăm sóc người già, người bệnh và điều dưỡng đa khoa.

Bà Barbel Kogler - Quốc Vụ Khanh Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức làm việc tại trụ sở của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về vấn đề xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường này

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh, CHLB Đức là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam ở châu Âu nói nói chung và của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng. Năm 2025, hai nước sẽ tiến hành kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác, trong đó Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Lao động và Xã hội CHLB Đức đã thống nhất tổ chức Diễn đàn Lao động Việt Nam - CHLB Đức vào tháng 4/2025, tại CHLB Đức.

Trong những năm qua, hợp tác về lao động giữa hai nước đạt những kết quả tích cực, trong đó có hợp tác tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động Việt Nam đi học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng chăm sóc người già, người bệnh và điều dưỡng đa khoa. Từ năm 2012 đến nay, có khoảng 1.700 lao động Việt Nam xuất cảnh đi học tập, làm việc tại CHLB Đức. Người lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập cao và được hưởng các chế độ phúc lợi như công dân Đức.

Ngôn ngữ là rào cản để lao động sang CHLB Đức

Theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại CHLB Đức đang gặp một số khó khăn, vướng mắc, nhất là trong vấn đề ngoại ngữ, bởi tiếng Đức không phải là một ngôn ngữ dễ học. Do đó, Thứ trưởng đề nghị phía CHLB Đức quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo tiếng Đức cho người lao động trước khi xuất cảnh.

Liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đánh giá cao chất lượng của mô hình đào tạo kép của CHLB Đức mang lại lợi ích cho các học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học. CHLB Đức là một trong những đối tác truyền thống và chiến lược của Việt Nam. Thời gian qua, CHLB Đức đã hợp tác, hỗ trợ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai và hoàn thành 10 dự án. Quá trình triển khai các dự án đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cũng thông tin tới bà Barbel Kogler về việc thông tin báo chí của Đức có phản ánh doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam sang CHLB Đức làm việc vi phạm trong thu khoản tiền lớn của người lao động, thiếu trách nhiệm với người lao động.

Lắng nghe ý kiến đóng góp từ phía các đại diện Việt Nam, bà Barbel Kogler - Quốc Vụ Khanh Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển CHLB Đức thông tin bà sẽ có buổi làm việc tại trường Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2.

Tại đây, sẽ có kết nối trực tuyến với những sinh viên đã theo học tại trường LILAMA2 và đang làm việc tại CHLB Đức để nghe những ý kiến đánh giá của các em khi theo học chương trình đào tạo kép của Đức, thấy được những kết quả, tính ưu việt và mặt hạn chế của chương trình đào tạo kép, từ đó phía CHLB Đức sẽ có những điều chỉnh chương trình cho phù hợp.

Trong hợp tác giáo dục nghề nghiệp, bà Barbel Kogler cho biết phía CHLB Đức mong muốn hỗ trợ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện giai đoạn 3 của dự án “Chương trình Đổi mới GDNN Việt Nam” thông qua chương trình kết hợp với Liên minh châu Âu.

Về hợp tác lao động, bà Barbel Kogler đề nghị, ngoài các khóa đào tạo tiếng Đức, cần tăng cường mở các khóa trang bị kiến thức cho người lao động đi làm việc tại CHLB Đức, giúp các em dễ dàng hòa nhập với cuộc sống của nước sở tại. Cùng với đó, hai nước tiếp tục thúc đẩy trong hợp tác tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động Việt Nam đi học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng chăm sóc người già.

“Việt Nam tuy đang trong thời kỳ dân số vàng, nhưng tương lai, Việt Nam cũng sẽ là nước có dân số già, cần lao động trong lĩnh vực điều dưỡng để đáp ứng nhu cầu trong nước, vì vậy cần thúc đẩy duy trì hợp tác lâu dài giữa hai nước về lĩnh vực điều dưỡng viên, vừa giúp CHLB Đức đáp ứng nguồn nhân lực đang thiếu, cũng là sự chuẩn bị cho tương lai của Việt Nam”, bà Barbel Kogler nói.

Liên quan đến trang bị kiến thức cho người lao động trước khi xuất cảnh, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết, nội dung này đã được Việt Nam quy định bằng văn bản. Đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh là yêu cầu bắt buộc đối đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cũng thông tin tới bà Barbel Kogler về việc thông tin báo chí của Đức có phản ánh doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam sang CHLB Đức làm việc vi phạm trong thu khoản tiền lớn của người lao động, thiếu trách nhiệm với người lao động. Thứ trưởng mong muốn phía Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển CHLB Đức nếu có thông tin, thông báo tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để Bộ kiểm tra, xử lý những doanh nghiệp vi phạm.

Tin liên quan
Tin khác