Ngân hàng - Bảo hiểm
Chủ tịch VIB: Lợi nhuận quý I/2024 đạt 2.600 tỷ đồng, tự tin chỉ tiêu năm 2024
T.V - 02/04/2024 11:53
Trả lời cổ đông tại ĐHĐCĐ sáng ngày 2/4, ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) VIB cho biết, quý I/2024 Ngân hàng đạt 2.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Do đó, theo ông Vỹ, với mục tiêu đưa ra hơn 12.000 tỷ đồng trong năm nay là khả thi. Để đạt được các mục tiêu kinh doanh năm 2024 và chiến lược cho 3 năm còn lại của hành trình chuyển đổi, HĐQT VIB xác định 6 định hướng chiến lược như: Giải pháp khách hàng, sản phẩm sáng tạo và vượt trội Công nghệ và Ngân hàng số xuất sắc: Phát triển con người VIB; Thương hiệu hàng đầu; Đi đầu trong việc 

Chủ tịch VIB: Lợi nhuận quý I/2024 đạt 2.600 tỷ đồng, tự tin hoàn thành chỉ tiêu 2024

Ông Hồ Vân Long, Phó tổng giám đốc thường trực kiêm Giám đốc tài chính VIB cho hay, tăng trưởng tín dụng 3 tháng cuối năm 2023 tăng trưởng so với 9 tháng đầu năm tăng trưởng khó khăn. Còn hiện nay cầu tín dụng chưa tăng trưởng đột phá, song đã bắt đầu trở lại, nhất là đối với tín dụng mua nhà, thẻ tín dụng…

Nhưng kết thúc quý I/2024, tăng trưởng tín dụng của VIB tăng 1%. Điều này cũng phù hợp với tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng khi đến ngày 25/3 tăng 0,26%. Với mức tăng trưởn này cũng đã cao gấp đôi so với trung bình của ngành. 3 tháng cuối năm 2023, VIB tăng trưởng tín dụng tốt. Thời điểm khó khăn nhất với ngành đã ở sau lưng, dù cầu tín dụng chưa tăng đột phá, nhưng đã gia tăng với lĩnh vực cho vay ô tô, mua nhà và cho vay thẻ tín dụng.

Đáng chú ý, 95% các khoản vay của VIB đều có tài sản đảm bảo mà chủ yếu là sổ hồng, sổ đỏ, cho dù các khoản vay nhỏ, lẻ như mua nhà… Điều này cho thấy, việc quản trị rủi ro của VIB luôn được nâng cao. Nhưng điều này cũng dần cho thấy được, chính sách của ngân hàng bán lẻ sẽ ngày một khác biệt

Tỷ lệ nợ xấu cơ cấu theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN của VIB đến thời điểm này đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 4% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của VIB cuối năm rồi 2,2% và hiện nay khoảng 2,4% và các biện pháp giảm nợ xấu đang được VIB thực thi.

Đáng chú ý, trong năm 2023, VIB trích dự phòng mạnh hơn 4.000 tỷ đồng và trong đó dùng 3.600 tỷ đồng để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, với sự kỳ vọng thị trường bất động sản ấm lên và từ đầu năm đến nay VIB đã thu hồi được 200 tỷ đồng, khả năng năm nay sẽ có 1.000 tỷ đồng được hoàn nhập dự phòng rủi ro.

Về mảng bancassurance với Manulife, VIB cũng không có nhiều ảnh hưởng. Bởi theo ông Hàn Ngọc Vũ – Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc VIB, Bancassurance liên quan đến ngân hàng và công ty bảo hiểm nhân thọ. Sau hoạt động trong những năm qua, nhắc đến Manulife thì sự cẩn trọng cao hơn. VIB ưu tiên không để lùm xùm xảy ra, phải huấn luyện, đào tọa để các cấp nắm rõ hoạt động bancassurance. Sau đó, chuyển tài thành quy trình để nhân viên tuân thủ pháp luật.

VIB đã ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Prudential và chúng tôi cũng đã thành lập một ủy bản cam kết về các điều khoản tuân thủ quy định. Hoạt động thanh tra, giám sát để phát hiện trường hợp không đúng chuẩn, xử lý nghiêm khắc.

Riêng về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) VIB đang dao động từ 11-13%. Do xu hướng chung của thị trường, chi phí giảm mạnh. Trong đó, tỷ trọng tiền gửi giá rẻ tăng mạnh, thêm nguồn huy động ngoại tệ. Làm cơ sở giảm lãi suất mạnh cho hoạt động cho vay.

Vừa qua, VIB cũng vừa ra gói lãi suất cho vay mua nhà chung cư, đến từ tăng nguồn tiền gửi giá rẻ. Theo Chủ tịch VIB ông Đặng Khắc Vỹ, đa số ngân hàng bán buôn có hệ sinh thái doanh nghiệp nên tỷ lệ CASA cao. Ngân hàng bán lẻ sau 5-7 năm đầu tư vào bán lẻ, riêng CASA bán lẻ tăng 31%.

ĐHĐCĐ VIB sáng ngày 2/4 đã trình cổ đông thông qua phương án chia cổ tức với tỷ lệ 29,5% gồm cổ tức tiền mặt, cổ phiếu thưởng tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận trước thuế 12.045 tỷ năm 2024.

Tin liên quan
Tin khác