SHS lên kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ năm 2021 |
SHS chia cổ tức 17% năm 2020, kế hoạch lợi nhuận giảm năm 2021
Công ty Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (mã SHS) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ năm 2021. Theo đó, tại ĐHĐCĐ trực tuyến diễn ra vào ngày mai (16/6), Công ty sẽ trình cổ đông thông qua phương án trả cổ tức năm 2020 với 12% tiền mặt và mạnh tay phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn.
Năm 2020, lợi nhuận trước thuế đạt gần 939 tỷ đồng, đạt gấp gần 3 lần kế hoạch và là mức cao nhất từ khi thành lập. Lợi nhuận sau thuế đạt 754,3 tỷ đồng, tăng 196,3%, đứng trong nhóm nhóm công ty chứng khoán có lợi nhuận lớn nhất năm 2020, tỷ lệ an toàn tài chính lên tới 345,77%.
Với lợi nhuận này, sau khi trích lập các quỹ, SHS trình cổ đông phương án trả cổ tức năm 2020 bằng tiền, tỷ lệ 12% tương đương 1.200 đồng/CP. Theo đó, công ty sẽ chi 248,7 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt.
Quý 1/2021, SHS đạt doanh thu 593 tỷ đồng, tăng gần 48% so vơi cùng kỳ năm tước. Mảng tự doanh công ty đạt 310 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm tước. Doanh thu mảng môi giới cũng tăng 270% so với cùng kỳ. Lợi nhuận quý 1/2021 đạt hơn 270 tỷ đồng, tăng 480% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ cho vay margin tăng gần 34% so với đầu năm.
Mặc dù vậy, năm 2021, công ty đặt mục tiêu doanh thu chỉ tăng 4,3% so với năm 2020. Tuy nhiên, do chi phí dự kiến tăng 30,5% nên kế hoạch lợi nhuận năm nay chỉ ở mức 751 tỷ đồng, tức bằng 80% so với năm ngoái.
Năm 2020, thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên công ty này tăng mạnh lên 38,3 triệu đồng/người/tháng so với mức 28,7 triệu đồng năm 2019.
Rầm rộ phát hành cổ phiếu để tăng vốn
Ngoài chia cổ tức, SHS cũng lên kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Thứ nhất, SHS trình cổ đông thông qua phương Phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, công ty sẽ phát hành hơn 10,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5% cho cổ đông hiện hữu, dự kiến thực hiện trong năm 2021 sau khi được UBCKNN chấp thuận. Theo đó, căn cứ vào ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền, cổ đông hiện hữu sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được hưởng 1 quyền nhận cổ phiếu, cứ 100 quyền sẽ được nhạn thêm 5 cổ phiếu mới. Số vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng cho mục đích bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty. Cổ phiếu phát hành thêm không bị hạn chế chuyển nhượng.
Thứ hai, tăng vốn theo phương thức thực hiện quyền với tỷ lệ 50%. Theo đó, ngân hàng dự kiến sẽ chào bán 103,6 triệu cổ phiếu với giá 13.500 đồng/CP cho cổ đông hiện hữu.
Cổ đông có quyển chuyển nhượng quyền cổ phiếu cho người khác nhưng chỉ được chuyển nhượng 1 lần trong thời gian quy định. Người nhận chuyển nhượng quyền mua không được chuyển nhượng quyền mua đó cho người thứ ba. Quyền mua cổ phần được phép chia cnhỏ để chuyển nhượng cho nhiều nhà đầu tư khác nhau.
Nếu phát hành thành công 103,6 triệu cổ phiếu này, dự kiến SHS sẽ thu về khoảng 1.400 tỷ đồng để tăng vốn. Công ty dự kiến sử dụng 40% vốn để bổ sung cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán, 40% bổ sung cho hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu giấy tờ có giá trên thị trường, 20% bổ sung cho hoạt động đầu tư cổ phiếu.
Thứ ba, SHS dự định phát hành 4 triệu cổ phần (tỷ lệ 1,93%) theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (ESOP) với giá phát hành 12.000 đồng/cp, thời hạn hạn chế chuyển nhượng là 1 năm.
Hiện tại, SHS đang có vốn điều lệ hơn 2.000 tỷ đồng, nếu phát hành 5% cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu và phát hành thành công hơn 103,6 triệu cổ phiếu giá 13.500 đồng/CP cho cổ đông hiện hữu, SHS sẽ tăng vốn điều lệ thêm 1.500 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân đưa ra kế hoạch tăng vốn, HĐQT SHS cho biết, Việt Nam sẽ có cơ hội được nâng hạng trong kỳ xét duyệt tháng 9/2021. Bên cạnh đó, việc nâng cấp hệ thống giao dịch, lưu ký, bù trừ toàn diện của UBCKNN đang ở vào giai đoạn triển khai cuối cùng và có thể bắt đầu chạy thử nghiệm vào năm sau. Hạ tầng mới cùng sự xuất hiện của mô hình Đối tác thanh toàn bù trừ trung tâm sẽ mở đường cho giao dịch trong ngày (T+0) và giảm tỷ lệ kí quỹ thanh toán. Việc nâng hạng TTCK sẽ là cú huých tích cực, giúp thị trường có thể thu hút dòng tiền đầu tư nước ngoài quy mô hơn, giúp tâm lý nhà đầu tư hung phấn, kéo thị trường tăng điểm trước giai đoạn được công bố nâng hạng.
Bên cạnh đó, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn hấp dẫn khi so sánh với các nước trong khu vực; Trong khi thanh khoản bùng nổ thì các công ty chứng khoán bị động trong việc đáp ứng các nhu cầu của nhà đầu tư, cho vay margin tăng mạnh nhưng chưa tương xứng với mức độ tăng của thanh khoản thị trường, nhiều công ty chứng khoán đã chạm trần cho vay margin; Làn sóng tăng vốn tại các công ty chứng khoán diễn ra ồ ạt…
Mặc dù tại SHS, tỷ lệ này cuối năm 2020 mới đạt 67%, thấp hơn nhiều so với trần, song nhu cầu đang tăng mạnh song với làn sóng tăng vốn của các công ty chứng khoán hiện nay, để duy trì khả năng cạnh tranh, mở rộng kinh doanh và thị phần, SHS đã trình cổ đông kế hoạch mạnh vốn điều lệ như trên.