- Hiện nay, sông Tô Lịch mất khả năng tự làm sạch. Qua khảo sát chúng tôi thấy hiện trạng sông Tô Lịch lúc này là: mùi hôi thối nồng nặc bốc lên hàng ngày, hàng giờ; lượng bùn tích tụ ở tầng đáy dày 1-1.5m; chất lượng nước theo chỉ số COD, NH4+... quá mức cho phép.
Công nghệ Nano - Bioreactor sử dụng các vật liệu tự nhiên Bioreactor. Chúng là chất xúc tác ở dạng bột tán ở dạng tổ ong. Chúng tôi đưa vào để cung cấp giá thể, để tạo môi trường sống cho vi sinh vật. Nó không chứa vi sinh vật và nó cũng không phải là vi sinh vật. Nó hoàn toàn khác với các công nghệ nuôi - cấy vi sinh vật.
Một số chuyên gia cho rằng "khi sử dụng công nghệ Nano - Bioreactor phải thường xuyên bổ sung các vi sinh và hoạt động liên tiếp" là không chính xác.
Với quan điểm "Sông Tô Lịch vẫn là một con sông chết, không có khả năng tự làm sạch. Đây là cách làm sạch nhân tạo. Việc tiêu hủy hoàn toàn lớp bùn của sông là hành động giết chết hệ sinh thái của dòng sông". Ông nghĩ như thế nào?
- Họ hiểu sai về công nghệ Nano - Bioreactor. Họ cho rằng sông Tô Lịch giống như người bệnh, cứ phải bơm oxi liên tục và ngừng bơm là chết (tức là lại ô nhiễm) là hoàn toàn không chính xác.
Nồng độ oxi trong nước sông Tô Lịch hiện tại đo được là 11.35, trong khi đó tiêu chuẩn nồng độ oxi trong nước là 6. Công nghệ nano tạo ra oxi trực tiếp kích hoạt các vi sinh vật hiếu khí, yếu tố công nghệ Bioreactor kích hoạt các vi sinh vật kị khí và cả 2 yếu tố này đều tạo ra oxi.
Đặc biệt yếu tố Bioreactor có khả năng kích hoạt gần như 100% các vi sinh vật trong môi trường. Các vi sinh vật làm nhiệm vụ tiết ra enzim, chúng làm điện ly các phân tử nước để giải phóng oxi trong nước. Bản thân công nghệ này tạo thành hệ thống tăng khả năng tự làm sạch của dòng sông.