Mối tương quan giữa hai nền giáo dục
Nhà báo Phan Đăng nhận định: “Nhìn chung, người phương Đông ít tranh luận hơn so với người phương Tây. Người phương Đông coi mình là một tiểu ngã, sống hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Ngược lại, tại xã hội phương Tây, ngay từ thời kỳ phục Hưng đã chứng kiến sự lên ngôi của chủ nghĩa duy lý. Họ cho rằng con người phải được đặt trong thế đối chọi, chinh phục thiên nhiên. Từ đó, đặt ra những câu hỏi để giải mã thế giới và chính mình.
MC Lại Văn Sâm tiếp lời: “Chúng ta có danh hiệu con ngoan, trò giỏi. Nhưng bây giờ cũng cần phải cân nhắc thế nào là ngoan, thế nào là giỏi. Tôi còn nhớ năm học lớp 9 tại trường Hùng Vương, Phú Thọ. Hồi đó tôi học toán rất tốt. Trong một lần tranh luận, thầy giáo dạy toán đã cầm thước kẻ đuổi tôi, nhưng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Tôi cứ chạy, ông đuổi để vụt và ép tôi phải nghe theo đáp án của ông. Từ đó về sau, tôi sợ và không còn dám nêu ra ý kiến nữa”.
Nhà báo Phan Đăng đồng tình với quan điểm này. Anh cho biết: “Một nền giáo dục đúng sẽ cho phép đứa trẻ được mắc sai lầm. Nếu ngay từ đầu đã bắt chúng đi theo quy chuẩn, thì chúng sẽ trở thành những con vẹt”.
Nhà báo Phan Đăng đưa ra lý giải xung quanh chủ đề "Người Việt Nam ngại tranh luận" |
Anh nhận định: "Ở phương Tây, những thành bang Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những nhóm học thuật đề cao tinh thần tranh luận trong giáo dục. Như Socrates, ông thể hiện quan điểm triết học của mình bằng việc đặt ra những câu hỏi, tìm lời giải đáp. Từ những câu hỏi, giải đáp, tranh luận đó, rút ra chân lý. Đến thời của Descartes, ông đưa ra một phép hoài nghi biện chứng.