- ĐHĐCĐ bất thường VietinBank: Bầu thêm thành viên HĐQT, sắp ghi nhận thêm nhiều khoản thu nhập lớn
- VietinBank báo lãi hơn 13.900 tỷ đồng 9 tháng, chủ động tăng mạnh trích lập dự phòng
- Lợi nhuận quý III một loạt ngân hàng: VietinBank giảm tốc, Techcombank bám sát Vietcombank
- VietinBank chuẩn bị phát hành lượng trái phiếu khủng ra công chúng, huy động 10.000 tỷ đồng
Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 15/12/2021 và dự kiến được thực hiện vào ngày 17/1/2022.
Theo đó, VietinBank dự kiến chi hơn 3.844 tỷ đồng để chia cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8% (mỗi cổ phiếu sở hữu nhận 800 đồng).
Như vậy, tỷ lệ chia cổ tức đã được tăng thêm 3% so với kế hoạch ban đầu. Theo kế hoạch được thông qua tại đại hội cổ đông thường niên, VietinBank định chia cổ tức tỷ lệ 5% bằng tiền.
Hiện 64,46% vốn cổ phần của VietinBank được sở hữu bởi Ngân hàng Nhà nước; 19,73% bởi cổ đông ngoại MUFG Bank (Nhật Bản); còn lại là các cổ đông khác. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước dự kiến thu về gần 2.478 tỷ đồng cổ tức từ VietinBank và ngân hàng Nhật Bản thu về hơn 758 tỷ đồng.
Những năm trước đây, VietinBank vẫn thường xuyên thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt. Nhưng từ đầu năm đến nay, VietinBank đã có 2 lần trả cổ tức.
Lần thứ nhất, ngân hàng trả cổ tức 2019 bằng tiền tỷ lệ 5%, thực hiện vào ngày 21/1/2021. Đầu tháng 7/2021, VietinBank tiếp tục phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ gần 29%.
Như vậy, sau gần một thập kỷ, phải đến tháng 6 năm nay, VietinBank mới thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 29,07% nhằm tăng vốn.
Qua đó, vốn điều lệ của ngân hàng được bổ sung lên mức 48.057 tỷ đồng, trở thành nhà băng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 13.910 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Trần Bình Minh, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho hay, trong những tháng còn lại của năm 2021, Ngân hàng sẽ quyết liệt triển khai các giải pháp cốt lõi, như kiểm soát chi phí vốn, tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trong tổng huy động, đồng thời thúc đẩy hoạt động thu ngoài lãi, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sinh lời tốt, đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn.
Theo Chủ tịch VietinBank, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2021, nhưng Ngân hàng vẫn sẽ đảm bảo thực hiện đúng các chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. VietinBank tự tin hoàn tất chỉ tiêu lợi nhuận cả năm nay là 13.910 tỷ đồng
Tính đến 30/9, tổng tài sản ở mức gần 1,44 triệu tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Cho vay khách hàng hơn 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm. Nợ xấu nhân đôi, lên mức 18.096 tỷ đồng, đưa tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ từ 0,89% lên 1,67%.
Riêng nợ có nghi ngờ tăng hơn 6 lần, ở mức 11.630 tỷ đồng, trong khi nợ dưới tiêu chuẩn tăng 61%, chỉ riêng nợ có khả năng mất vốn giảm 42% về 3.543 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 138% xuống 119%.
Tiền gửi khách hàng ở mức 1,07 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Phát hành giấy tờ có giá tăng 17%, lên 70.193 tỷ đồng.
Theo báo cáo phân tích mới nhất của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nhiều khả năng thương vụ Manulife mua lại Aviva sẽ được phê duyệt trong năm 2022 và VietinBank sẽ ghi nhận khoảng 1.400 tỷ đồng từ phí trả trước vào lợi nhuận.
BVSC cho rằng, khả năng thương vụ này không kịp phê duyệt trong năm 2021, nhưng sẽ sớm được phê duyệt và ngân hàng sẽ bắt đầu ghi nhận phí bancassurance trong năm 2022.
Nếu VietinBank phân bổ ghi nhận phí trả trước trong 4 năm thì mức phí trả trước có thể ghi nhận trong năm 2022 khoảng gần 1.400 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 1/12, giá cổ phiếu CTG của Vietinbank ở mức 34.000 đồng/cổ phiếu, tăng 27% từ đầu năm.