TIN LIÊN QUAN | |
GE lọt Top 50 công ty vì cộng đồng tại Mỹ | |
Công nghệ tiên tiến góp phần giảm chi phí khám chữa bệnh | |
Hàng không dân dụng Việt Nam tăng tốc cho tương lai |
Thực trạng vấn đề xử lý nước tại Việt Nam
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) được thực hiện trong năm 2013, trong suốt giai đoạn từ năm 1995 đến 2009, tổng mức đầu tư cho hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở Việt Nam hàng năm là 150 triệu USD, khoảng 2,1 tỷ USD cho cả giai đoạn. Ước tính, con số này tương đương 0,45% GDP/năm của Việt Nam.
GE cung cấp thiết bị hiện đại và các giải pháp xử lý nguồn nước cho rất nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam |
Song điều đáng nói là, cho dù hạ tầng hệ thống xử lý nước thải của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua, nhưng thực tế vẫn cho thấy, khu vực đô thị vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn cần phải giải quyết.
Cũng theo báo cáo của WB, hiện có 60% hộ gia đình Việt Nam đang thải nước sinh hoạt trực tiếp vào hệ thống thoát nước công cộng. Chỉ có 10% trong số này được qua giai đoạn xử lý. Trong số các hộ gia đình xả nước thải vào bể chứa thì chỉ 4% được xử lý.
Đánh giá một cách tổng thể, hệ thống quản lý nước thải nói chung ở hầu hết tỉnh, thành phố Việt Nam đều trong tình trạng xuống cấp. WB đã ước tính, hệ thống xử lý nước thải yếu kém có thể gây thiệt cho nền kinh tế Việt Nam tới 780 triệu USD mỗi năm, tương đương 1,3% GDP của cả nước.
Tính đến năm 2012, chỉ có 17 nhà máy xử lý nước thải đô thị đạt tiêu chuẩn được xây dựng tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng; 5 hệ thống khác được xây dựng ở một số tỉnh, thành phố với tổng công suất xử lý 530.000 m3/ngày. Ngoài ra, có khoảng 30 hệ thống khác đang trong quá trình thiết kế, hoặc triển khai xây dựng.
Như vậy, WB tính toán, đến năm 2025, Việt Nam cần 8,3 tỷ USD để phát triển hạ tầng hệ thống xử lý nước thải nhằm phục vụ nhu cầu của 36 triệu người dân thành thị. Với nhu cầu lớn như vậy, chắc chắn cơ hội đang mở ra cho các nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này.
Cũng phải nói thêm, không chỉ gặp thách thức về xử lý nước thải tại khu vực đô thị, xử lý nước thải công nghiệp hiện cũng nổi lên là một vấn đề nhức nhối đối với quá trình công nghiệp hóa của cả nước.
Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có 289 khu công nghiệp và khu chế xuất tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có 191 khu đang hoạt động. Mặc dù Chính phủ đã có quy định yêu cầu tất cả khu công nghiệp và khu chế xuất phải hoàn tất hệ thống xử lý nước thải trung tâm trong giai đoạn 2011-2015, nhưng đến nay, vẫn còn 92 khu chưa đáp ứng được quy định trên. Điều này có nghĩa là, nước thải từ các khu này vẫn đang được thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý.
Công nghệ mới góp phần giải quyết thách thức
Bằng cách tập trung vào những vấn đề như khả năng, chất lượng, năng suất, môi trường và năng lượng, GE mang đến những kinh nghiệm quý giá và công nghệ hiện đại để cung cấp những giải pháp sáng tạo trong quản lý và tối ưu hóa nguồn nước. Với danh mục phong phú về các thiết bị và công nghệ hóa chất, GE phục vụ trong tất cả các ngành công nghiệp, từ năng lượng cho đến hóa chất, thực phẩm và đồ uống.
Thứ nhất, trong lĩnh vực năng lượng. Lấy ví dụ về việc các công ty năng lượng đang đối mặt với những quy định nghiêm ngặt về xả nước thải và chất thải rắn, giảm thải khí CO2, loại bỏ chất lưu huỳnh và thủy ngân cũng như đảm bảo chất lượng không khí trong khu vực, GE có thể giúp các công ty này đáp ứng được những quy định đó trong khi vẫn giảm thiểu được chi phí và sản xuất được nhiều năng lượng hơn cho hệ thống lưới điện.
Công nghệ của GE là tập trung vào hệ thống làm mát nước nhằm tối đa hóa hiệu quả thu hồi nhiệt và bảo vệ thiết bị với các giải pháp tiên phong được thực hiện. Sự kết hợp giữa hóa chất được cấp bằng sáng chế, kinh nghiệm hàng chục năm, cùng giải pháp giám sát và phân tích trực tuyến TrueSense của GE phục vụ các hệ thống tuần hoàn mở, mạch kín và hệ thống sinh hơi nước liên tục.
TrueSense đo và áp dụng một lượng hóa chất hợp lý để kiểm soát sự bào mòn, lắng đọng và vi khuẩn. Khi được bổ sung với hóa chất đã được cấp bằng sáng chế của GE, TrueSense cung cấp các công cụ đo đạc và kiểm soát cần thiết để tối ưu hóa các hoạt động làm mát.
Đối với các hoạt động khử mặn nước biển cần phải thử nghiệm cẩn thận và thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của dự án. Giải pháp Procera của GE bắt đầu với các thiết bị trước xử lý nhằm bảo vệ màng khử mặn thông qua việc loại bỏ những cặn bẩn rắn. Sau khi phân tích cẩn thận nguồn nước và nhu cầu bảo tồn, hệ thống mô - đun khử mặn sẽ được lắp vào ứng dụng. Với hơn 50 năm kinh nghiệm và 250 hệ thống lọc nước biển đã được lắp đặt, khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thiết kế, sản xuất và cung cấp các giải pháp khử mặn chất lượng cao và phù hợp.
Đối với vấn đề xử lý nước thải, GE luôn có đầy đủ các danh mục sản phẩm và dịch vụ được thiết kế để giúp khách hàng đóng góp vào hệ thống cung cấp nước, nhằm giảm thiểu lượng nước thải bằng cách tăng cơ hội dùng lại. Một trong những công nghệ đó là Membrane Bioreactor (MBR). MBRs tạo ra khả năng xử lý nước hiệu quả thông qua việc loại bỏ chất ô nhiễm và vi sinh vật, nhằm đảm bảo nước có thể tái sử dụng.
Trong lĩnh vực chế biến hóa chất, đặc biệt là ethylene, stryrene, ammonia, các nhà máy hóa chất phải tuân thủ quy định an toàn và cần thời gian hoạt động dài hơn, ít gây ô nhiễm hơn. GE có các giải pháp xử lý để giúp thực hiện mục tiêu trên, bao gồm giải pháp GenGard cho chương trình kiểm soát hệ thống làm mát tuần hoàn.Giải pháp này có thể được áp dụng với toàn bộ danh mục hóa chất pH và đảm bảo kết quả tốt ngay cả trong điều kiện khó khăn nhất.
Một giải pháp khác là Thermoflo được thiết kế nhằm tối đa hóa sản lượng và tăng năng suất, cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm và độ tin cậy của thiết bị. Giải pháp này cũng góp phần giảm chi phí làm sạch và thay thế thiết bị, cũng như giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ và chi phí xả thải.
Trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, do nhà máy đóng chai có nhu cầu khác so với các công ty sản xuất đồ uống và đồ ăn nhanh, GE đã xây dựng một danh mục xử lý nước, nhằm hướng tới giải quyết những thách thức cụ thể, như thời gian sản xuất, kiểm soát bọt và các quy định về vệ sinh.
Trong những thách thức đó, các thiết bị của GE, hóa chất và giải pháp dịch vụ có thể giúp khách hàng phục hồi tối đa lượng nước từ các hệ thống nước thành phần, và phục hồi các sản phẩm phụ giá trị (như đường, protein và tinh bột). Giải pháp của GE cũng bảo vệ, xử lý tháp nước làm lạnh và nồi hơi nước, xử lý nước xả thải hoặc tái sử dụng, đồng thời cải thiện thời gian sản xuất.
Với các màng lọc hiện đại của GE, bao gồm màng lọc nano, vi lọc, và siêu màng lọc, các công ty sản xuất sữa có thể chế biến pho mát sang những sản phẩm giá trị; các công ty chế biến tinh bột có thể lọc đường gluco ở nhiệt độ cao và áp xuất cao; các công ty sản xuất rượu có thể cải thiện màu và hương vị, trong khi có thể loại trừ được việc sử dụng và xả thải của chất điatomit.
Các hệ thống lọc BEV Series của GE được thiết kế chính cho việc sản xuất nước thành phần của các sản phẩm đồ uống có ga, nước hoa quả, nước đóng chai và đồ uống không ga. GE tự tin là nhà cung cấp hàng đầu giúp bảo vệ thương hiệu của công ty sản xuất, thông qua các hệ thống xử lý nước lớn nhất được lắp đặt cho nhiều nhà máy đồ uống trên thế giới.
Cho tới nay, GE đã cung cấp một danh mục đa dạng các thiết bị hiện đại và giải pháp quản lý, xử lý nguồn nước cho rất nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Bằng việc tập trung vào sự sáng tạo và tính thực tiễn, GE có thể phục vụ nhu cầu đặc trưng của mỗi khách hàng.
Việt Nam là thị trường quan trọng của GE Bà Nguyễn My Lan, Tổng giám đốc điều hành của GE Việt Nam cho biết, sau 20 năm kinh doanh tại Việt Nam, Tập đoàn General Electric (GE) của Mỹ xác định, Việt Nam là một thị trường quan trọng trong khu vực châu Á và tiếp tục cam kết mở rộng hoạt động tại thị trường này trong thời gian tới. |
Linh Mai