Thời sự
Đảm bảo an ninh kinh tế để phát triển bền vững
Bá Thư - 18/08/2014 07:08
() Chặng đường gần 7 thập kỷ trưởng thành, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, lực lượng Công an Nhân dân đã ghi dấu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia nói chung, đảm bảo an ninh kinh tế nói riêng.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng: CAND phải bảo đảm an ninh chính trị đất nước
Con đường trở thành "ông trùm làng gỗ" của đại gia Minh Sâm
Tiền mua tin tố cáo tham nhũng thuộc khoản mật chi
Viện kiểm sát vạch rõ "ma trận" kinh doanh, tạo nên "đường vòng tội lỗi" của bầu Kiên
Công tác cán bộ nhìn từ lộ trình tiến thân của Dương Chí Dũng
Huyền Như "xỏ mũi" Bầu Kiên như thế nào?
Chiến công thầm lặng của lực lượng an ninh kinh tế

Ngày mai (19/8), lực lượng công an nhân dân kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2014), hướng đến kỷ niệm 69 năm Cách mạng tháng Tám thành công.

Nhìn lại chặng đường gần 7 thập kỷ đó, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, lực lượng Công an Nhân dân đã ghi dấu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia nói chung, đảm bảo an ninh kinh tế nói riêng, góp phần không nhỏ vào những thành tựu đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

   
  Vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) là một trong những vụ án kinh tế lớn được phát hiện, xử lý  

Trước hết, phải nhắc lại rằng, trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng nêu rõ: “Để phát triển bền vững, đảm bảo sự ổn định, tăng khả năng độc lập, tự chủ của đất nước, nhất thiết phải tăng cường tiềm lực và đảm bảo an ninh kinh tế, đi đôi với củng cố quốc phòng, an ninh”.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Sự ổn định và phát triển bền vững về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh”.

Từ định hướng đó, lực lượng Công an Nhân dân đã tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các ngành kinh tế, tài chính, tiền tệ và các tổ chức kinh tế, xã hội đấu tranh, ngăn chặn kịp thời những âm mưu, hoạt động chống phá kinh tế của các thế lực thù địch, phản động; đấu tranh, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm mới trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ.

Những năm qua, nhiều vụ án lớn đã được phát hiện, xử lý, như đại án Vinashin, Vinalines, vụ án Bầu Kiên…, góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, đem lại niềm tin cho nhân dân.

Gần đây nhất, lực lượng Công an đã cùng các ngành, các cấp vào cuộc, phản ứng kịp thời với mưu đồ của kẻ xấu, lợi dụng việc phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam để kích động, gây rối, phá hoại tài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của Việt Nam.

Tuy nhiên, như phát biểu của Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an nhân kỷ niệm 69 năm thành lập lực lượng Công an Nhân dân, những yếu tố tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã và đang tác động ngày càng lớn, ở nhiều mặt tới đời sống kinh tế - xã hội nước ta. Trong đó, tác động về an ninh kinh tế rất phức tạp, khó lường, với sự gia tăng của tội phạm kinh tế trong nước, các hành vi phá hoại kinh tế từ bên ngoài, đe dọa môi trường đầu tư, phát triển kinh tế của đất nước.

Do đó, để đảm bảo một nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, hơn lúc nào hết, nhiệm vụ và trách nhiệm đảm bảo an ninh kinh tế của lực lượng Công an Nhân dân là vô cùng nặng nề.

Trước hết, phải xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia. Theo đó, an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ là nền tảng và là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chiến lược an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, lực lượng Công an cần tham mưu, phối hợp giải quyết những vấn đề nổi cộm liên quan đến đời sống kinh tế, như nạn buôn lậu, tín dụng đen; các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, đình công, lãn công; đồng thời đấu tranh, vô hiệu hóa việc lợi dụng, kích động công nhân đình công, lãn công để phá hoại kinh tế của các thế lực thù địch, phản động.

Trong xu thế hội nhập, lực lượng Công an cần chủ động phối hợp giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp nảy sinh từ các vụ kiện, tranh chấp kinh tế, thương mại quốc tế; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại kinh tế, phá hoại môi trường đầu tư của Việt Nam.

Tin liên quan
Tin khác