Doanh nghiệp
Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Kinh nghiệm từ Nhật Bản
Thanh Huyền - 23/05/2016 16:08
Sự phát triển mạnh mẽ và vươn lên trở thành cường quốc của Nhật Bản đã trở thành tấm gương và bài học cho nhiều nước châu Á về phương pháp giáo dục con người.
TIN LIÊN QUAN

Bài học thành công từ Nhật Bản

Môi trường giáo dục Nhật Bản dường như không có hình thức khen thưởng và kỷ luật theo cách hiểu thông thường.

Các nhà tâm lý học cho rằng, việc khen thưởng không hiệu quả bằng việc giáo viên thể hiện sự tin tưởng vào việc các em đã làm. Đối với nền giáo dục Nhật Bản, khen thưởng được thay thế bằng khuyến khích và động viên, tập trung vào những điểm mạnh, sự cố gắng, nỗ lực và tiến bộ trong quá trình học tập của cá nhân. Điều này sẽ dẫn đến tăng thêm lòng tự trọng, niềm tự hào, sự độc lập trong học tập và quan hệ hợp tác giữa học sinh với nhau.

Trong khi đó, việc kỷ luật được thay bằng hình thức kỷ luật tích cực. Trong giáo dục hiện đại, các nhà giáo dục quan niệm, kỷ luật liên quan tới cả học sinh và giáo viên, kỷ luật nhằm giúp những người có khả năng, trách nhiệm khác nhau phối hợp công việc cùng nhau để tôn trọng sự khác biệt, sở thích, mối quan tâm và cách học của từng học sinh.

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Trường Quốc tế Nhật Bản, học sinh có thể thông thạo tiếng Anh và tiếng Nhật.

Phương pháp kỷ luật tích cực là tăng cường tính tích cực trong việc dạy học sinh những hành vi và cách ứng xử có trách nhiệm. Cụ thể,  tập trung vào việc thừa nhận và khuyến khích hành vi ứng xử mang tính tích cực, hành vi không tốt sẽ bị "phớt lờ". Tập trung vào hành vi ứng xử mang tính tích cực của học sinh, giáo viên xác định những điều được chấp nhận và được tôn trọng của mỗi học sinh.

Chìa khóa để thực hiện giáo dục là ngăn chặn những hành vi ứng xử không tốt bằng việc quan tâm đầy đủ đến những nhu cầu về thể chất, về trí óc, về tình cảm và xã hội của học sinh, để học sinh có thể học tập một cách chủ động, sáng tạo, thích thú, làm cho học sinh cảm thấy an tâm khi được chấp nhận, được tôn trọng và trở thành một phần trong tập thể. Trong những trường hợp này, giáo viên sẽ cùng học sinh thảo luận về những hành vi được và không được chấp nhận. Cả hai bên sẽ làm rõ những hành vi nào sẽ không được tha thứ và cùng lập ra các quy tắc trong lớp học. Khi học sinh tự tạo ra các quy tắc cho chính mình, các em sẽ dễ tuân theo hơn là khi giáo viên đưa ra các quy tắc. Các nguyên tắc cần ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.

Đào tạo theo “chuẩn” Nhật Bản ngay tại Việt Nam

Những ngày đầu tháng 5 vừa qua, phương pháp giáo dục Nhật Bản lần đầu tiên được áp dụng tại Trường Quốc tế Nhật Bản ở Hà Nội, nhằm đáp ứng sự kỳ vọng của nhiều phụ huynh trong nước.

Với hệ thống giáo dục liên cấp từ bậc mầm non đến hết trung học phổ thông theo mô hình của Nhật Bản, Trường Quốc tế Nhật Bản hướng tới sự giáo dục toàn diện cho trẻ về lòng yêu thương, nhân ái và ý thức cộng đồng.

Đối với Mầm non, nhà trường thực hiện giáo dục sớm bằng sự kết hợp hài hoà hai phương pháp giáo dục Nhật Bản Montessori và phương pháp giáo dục Shichida. Trong khi đó, đối với các hệ phổ thông, nhà trường áp dụng phương pháp giáo dục của Nhật Bản, thay thế khen thưởng, kỷ luật bằng khuyến khích, động viên theo xu hướng kỷ luật tích cực.

Ở cả hai chương trình giảng dạy quốc tế và song ngữ, nhà  trường cam kết sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể thông thạo cả hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật, đảm bảo kiến thức vững vàng để tiếp tục học đại học ở Nhật Bản, các nước nói tiếng Anh hoặc đại học Quốc tế ở Việt Nam.

Quan trọng hơn, học sinh học tập tại Trường Quốc tế Nhật Bản được phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ - thực; có tư chất đạo đức chuẩn mực, có kỷ luật nội tâm, giàu lòng nhân ái, trí tưởng tượng, sự sáng tạo và có sức khỏe tốt, có kiến thức về mỹ học và ẩm thực.

Đồng thời, học sinh theo học tại trường cũng được đào tạo để có đủ tự tin và độc lập trong cuộc sống, có khả năng suy nghĩ, làm việc độc lập, có tư duy giải quyết và nghiên cứu một số vấn đề trong cuộc sống, đam mê học tập, khả năng tự học và nhu cầu học tập suốt đời.

Với những phương pháp giáo dục Nhật Bản lần đầu tiên được áp dụng tại một trường học Việt Nam, GS. Tadashi Yamada, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Việt Nam khẳng định, nhà trường sẽ tạo ra một môi trường học tập lý tưởng cho mỗi học sinh, tạo ra những cơ hội tốt nhất để trở thành những sinh viên tiên tiến, xuất sắc, đạt trên chuẩn quốc tế, có năng lực và phẩm chất để trở thành những công dân ưu tú, nhà doanh nghiệp và quản lý trong tương lai.

Tin liên quan
Tin khác