“Thước đo này chính là đại diện chân thực nhất về sự lựa chọn của người tiêu dùng với các thương hiệu” (theo Kantar Worldpanel), là thước đo sức mạnh thương hiệu.
Kantar Worldpanel là chuyên gia toàn cầu trong việc nghiên cứu hành vi của người mua hàng và Bảng xếp hạng Brand Footprint được thiết lập dựa trên thông tin về hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên thực tế nhằm đo lường bao nhiêu hộ gia đình trên thế giới có chọn mua một thương hiệu (tỷ lệ hộ mua) và mức độ thường xuyên mua (tần suất mua).
Nhãn hiệu Nam Ngư được chọn mua nhiều nhất ở nông thôn và đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thành thị. |
Với 6 nhãn hiệu nằm trong Top 10 các thương hiệu mạnh về thực phẩm và đồ uống, Masan sở hữu số lượng thương hiệu mạnh nhiều nhất trong ngành. Đặc biệt, nhãn hiệu Nam Ngư “tiếp tục là thương hiệu Thực phẩm được chọn mua nhiều nhất ở nông thôn đồng thời đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thành Thị.
Các sản phẩm của Nam Ngư được chọn mua hơn 130 triệu lần bởi gần 80% hộ gia đình ở nông thôn và 16 triệu lần bởi hơn 2/3 hộ gia đình ở thành thị. Cùng với các thương hiệu khác như Chinsu, Tam Thái Tử và Kokomi, “gã khổng lồ” trong nước – Masan Consumer đã củng cố vị thế áp đảo của mình ở bảng xếp hạng ngành thực phẩm.” (theo TCBC của Kantar Worldpanel).
Việc thăng hạng của các nhãn hiệu Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử trong danh sách Top 10 ở 4 thành phố so với lần xếp hạng năm 2017 của Kantar Worldpanel là kết quả của chiến lược “premiumization” (cao cấp hóa danh mục sản phẩm) trong bối cảnh quá trình đô thị hóa đang diễn ra mãnh liệt và tầng lớp trung lưu đang là động lực tiêu dùng chính trong phân khúc cao cấp.
Bằng việc tái tập trung đầu tư vào xây dựng thương hiệu và trở thành nhà quảng cáo đứng thứ 2 trong quý 1/2018 (theo Kantar Media), Masan Consumer đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục với doanh thu thuần trong Quý 1/2018 tăng 74,9% lên 3.496 tỷ đồng. Ban Điều hành kỳ vọng doanh thu thuần của Masan Consumer sẽ đạt khoảng 7.400 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018, tăng khoảng 35% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông công ty trong nửa đầu năm 2018 dự kiến sẽ tăng khoảng 136% lên 1.500 tỷ đồng.