Nguồn vốn được xác định là vay ODA Nhật Bản khoảng 5.251 tỷ đồng, phần còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam dùng cho công tác giải phóng mặt bằng.
Theo đề xuất của PMU 7, cầu Mỹ Thuận 2 cách cầu Mỹ Thuận hiện tại khoảng 350 m về phía thượng lưu, tổng chiều dài tuyến là 6,81 km, thiết kế kiểu cầu dây văng rộng 25m với 6 làn xe.
Trong giai đoạn 1 khai thác 4 làn xe cao tốc (mỗi làn rộng 3,75 m) và 2 làn xe hạn chế (mỗi làn rộng 3,5 m). Giai đoạn 2 sẽ khai thác 5 làn xe, mỗi làn rộng 3,5 m.
Phần đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100 km/h. Sau giai đoạn 2, nền đường sẽ có bề rộng 32,25 m, cầu An Hữu nằm trên đường dẫn cũng được đầu tư để tương ứng với bề rộng mặt đường.
Theo PMU 7, cầu Mỹ Thuận 2 là một phần của tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Hiện nay, các cây cầu lớn trong khu vực như Cổ Chiên, Cao Lãnh, Vàm Cống được đưa vào khai thác, nếu không xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 thì cầu Mỹ Thuận hiện có trên quốc lộ 1 sẽ bị quá tải, gây ùn tắc giao thông.