Sà lan vận chuyển container tuyến xuyên biên giới Việt Nam - Campuchia |
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa công văn gửi Bộ GTVT về việc tháo gỡ khó khăn đối với vận tải hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu bằng đường thủy nội địa.
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường thủy kiến nghị Bộ GTVT sớm có văn bản đề nghị HĐND Tp.HCM xem xét miễn phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ trong khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng quá cảnh, chuyến khấu được vận chuyển bằng đường thủy nội địa.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, nếu miễn phí cho 150.000 container hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường thủy (khoảng 1,9% lượng container thông qua cảng biển Tp.HCM) sẽ giữ được nguồn hàng quá cảnh, chuyến khấu thông qua cảng biển Tp.HCM và đảm bảo lợi ích, việc làm cho người lao động tại các doanh nghiệp vận tải thủy nội địa và doanh nghiệp xếp dỡ của Việt Nam, khuyến khích phát triển vận tải hàng hóa bằng dường thủy nội địa, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông đường bộ.
Được biết hàng năm có khoảng 150.000 TEU hàng quá cảnh, chuyển khẩu được vận chuyển bằng đường thủy từ cảng biển Tp.HCM đi cảng Phnompenh trên tuyến vận tải thủy Việt Nam - Campuchia, tương đương khoảng 1,9% lượng hàng container thông qua các cảng biển khu vực Tp.HCM (năm 2020 sản lượng thông qua các cảng biển của Tp.HCM khoảng 7.800.000 TEU).
Lượng hàng này mang lại việc làm cho người lao động và nguồn lợi kinh tế cho các doanh nghiệp dịch vụ xếp dỡ và doanh nghiệp vận tải đường thủy vận chuyển hàng hóa trên tuyến vận tải thủy Việt Nam - Campuchia (khoảng 430 tỷ đồng/năm).
Ngày 9/12/2020, HDND Tp.HCM thông qua Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn thành phố áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, chuyển khẩu tại tất cả các cảng biển ở Tp.HCM, áp đụng kể từ ngày 1/7/2021, với mức phí là 4,4 triệu đồng đối với container 40 feet và 2.200.000 đồng đối với container 20 feet hàng quá cảnh, chuyển khẩu.
Tuy nhiên, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho rằng, hàng quá cảnh, chuyên khâu chỉ luân chuyên trong khu vực nội bộ cảng và chuyển đi bằng đường thủy, không gây ùn tắc giao thông, không sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
Trong khi đó, việc thu thêm phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển sẽ làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp vận tải đường thủy (tăng khoảng 330 tỷ đồng/năm).
Bên cạnh đó do giá cước vận chuyển tăng, hàng quá cảnh có nguy cơ di chuyển từ cảng biển khu vực Tp.HCM sang các cảng biển khác trong khu vực như Laemchabang - Thái Lan hoặc Sihanoukvile - Campuchia hoặc thay đổi phương thức vận chuyển, gây thất thoát nguồn thu cho doanh nghiệp, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, không khuyến khích phát triển vận tải đường thủy nội địa theo tinh thần Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triến giao thông vận tải đường thủy nội địa.