. |
Tuy nhiên, trong quý 1 năm 2017, bình quân chi phí nguyên liệu quý 1 đang tăng 27% so với cùng kỳ, tăng 13% so với trung bình cả năm 2016. Theo tính toán của BMP, nếu giá nguyên liệu bình quân cả năm 2017 tăng 10% so với bình quân năm 2016 thì công ty sẽ “mất” 240 tỷ đồng lợi nhuận. Mặt khác, xuất hiện nhiều đối thủ mới, tăng cường đầu tư với quy mô lớn và áp dụng chính sách cạnh tranh ở mức độ “tàn phá thị trường”. Hiện mức chiết khấu của các đối thủ cũng đang rất lớn, cao hơn 12% nên BMP cũng đang phải tính toán tăng mức chiết khấu để tăng khả năng cạnh tranh. Bắt đầu từ tháng 3 năm nay, BMP đã phải tăng chiết khấu thêm 4% - tương ứng “mất” 160 tỷ đồng lợi nhuận. Theo đó, ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc BMP cho rằng, khả năng thực hiện chỉ tiêu 700 tỷ đồng là rất thách thức và công ty sẽ phải gia tăng sản lượng bán ra rất lớn.
Tính đến thời điểm hiện tại, BMP chưa có ý định tăng giá bán nhưng nếu diễn biến nguyên liệu tiếp tục tăng cao hơn so với dự kiến công ty thì sẽ tính toán lại.
Chia sẻ tại đại hội, ông Ngân cho biết, quý 1 năm 2017, doanh thu công ty tăng 14% nhưng lợi nhuận chỉ bằng 55% so với cùng kỳ do công ty bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu tăng 27% so với quý 1 năm 2016 (quý có giá nguyên liệu thấp nhất năm 2016).
Trong năm, công ty cũng có kế hoạch đầu tư 680 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư xây dựng khoảng 350 tỷ đồng cho dự án khoảng 60.000m2 (nhà máy Bình Minh Long An giai đoạn 2). Khi hoàn thiện, BMP sẽ khai thác khoảng 110.000m2, đảm bảo duy trì sản xuất cho công ty đến ít nhất năm 2019. Đầu tư thiết bị dự kiến 250 tỷ đồng để tăng cường sản lượng và hiện đại hóa, tự động hóa các nhà máy hiện nay. Và dự kiến đầu tư cho sản phẩm mới 80%.
BMP có tờ trình hủy bỏ việc sáp nhập CTCP Nhựa Đà Nẵng (DPC) vào BMP theo phương án sáp nhập thông qua hoán đổi cổ phần. Tại ĐHCĐ năm 2016, BMP đã được cổ đông thông qua kế hoạch mua lại DPC bằng cách nâng tỷ lệ sở hữu tại DPC lên 100% từ mức 29,05%. Tuy nhiên, thủ tục sáp nhập của 2 công ty lại cần sự đồng thuận của cổ đông cả hai công ty. Theo đó, BMP tìm kiếm hình thức hợp tác khác có lợi cho công ty, có lợi cho cổ đông.
Năm 2016, BMP đạt doanh thu hơn 3.678 tỷ đồng, tăng 24% lợi nhuận trước thuế 784 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2015. Biên lợi nhuận 21%, cao so với các DN trong ngành thường ở mức 10-15% Cổ tức bằng tiền mặt 40%/VĐL, tương đương 29% lợi nhuận năm 2016; đã tạm ứng đợt 1 với tỷ lệ 20%. Đây là kết quả kinh doanh tốt nhất trong lịch sử phát triển của công ty.
Trong năm 2016, BMP cũng đầu tư dự án ERP. Hiện công ty đang vận hành phân hệ EBS tại BMG (gồm cả các nhà máy Sài Gòn Bình Dương, Long An và NBM). Công ty đang triển khai tiếp hần hỗ trợ quản trị thông minh (BI), dự kiến hoàn thành trong quý 2 năm 2017. Theo ông Ngân, giải pháp khá phức tạp và tốn rất nhiều nguồn lực, tuy nhiên đã bắt đầu đáp ứng được các yêu cầu về quản trị.
Đại hội cũng thông qua tờ trình về việc trả cổ tức năm 2016 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 80%/VĐL, tương đương giá trị gần 364 tỷ đồng, trích từ quỹ đầu tư phát triển. Ngay sau ĐHCĐ, HĐQT BMP sẽ họp, ra nghị quyết và thực hiện sớm nhất chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu. Dự kiến trong tháng 6 cổ đông sẽ nhận được cổ tức bằng tiền, khoảng 3-4 tháng sau thì cổ tức bằng cổ phiếu sẽ về tài khoản.
Được biết, trong năm 2017, BMP sẽ được hoàn nhập 22 tỷ đồng tiền thuế.