Phân tích toàn bộ dữ liệu thi THPT 2018 (khoảng gần 1 triệu thí sinh với hơn 5 triệu bài thi), ông Tùng định dạng hiện tượng một số nơi có dấu hiệu bất thường.
Phân tích tỷ lệ bài thi điểm cao cho 3 khối chính, chỉ gồm các môn thi trắc nghiệm khối A, A1 và B; ông Tùng chia làm 3 mức điểm cao là 24, 25.5 và 27 ứng với điểm trung bình mỗi môn là 8, 8.5 và 9.
"Chỉ nên chọn từ mức 8 điểm trở lên bởi trong thi trắc nghiệm điểm 7 không gọi là cao. Điểm 7 trắc nghiệm chỉ tương đương với điểm 6 tự luận (thí sinh làm được 6 điểm + 1 điểm trong 4 điểm còn lại đánh hú họa)."- ông Tùng giải thích.
- Trước hết về khối A. Trên 3 đồ thị (hình 1, hình 2, hình 3) thể hiện tỷ lệ thí sinh đạt 24, 25.5 và 27 trở lên cho toàn quốc và 63 tỉnh thành.
Đường đỏ nằm ngang là mức của toàn quốc. Qua đồ thị, thấy rõ Hà Giang là địa phương có tỷ lệ cao vọt trong cả 3 ngưỡng điểm.
Một số địa phương "đất học" cũng có tỷ lệ cao hơn trung bình.
Nhưng trong khối thi này xuất hiện 2 tỉnh Kon Tum và Điện Biên nhô lên. Trong khi đó với đồ thị cho 27 điểm trở lên Hòa Bình là tỉnh xuất hiện và vừa được báo chí nhắc tới.
|
(Hình 1- Ông Lê Trường Tùng cung cấp) |
|
(Hình 2- Ông Lê Trường Tùng cung cấp) |
|
(Hình 3 - Ông Lê Trường Tùng cung cấp) |
Ở khối A1 (hình 3, hình 4), Hà Giang vẫn là địa phương nổi trội, tuy nhiên trong khối thi này tỉnh Lai Châu đã xuất hiện và nổi lên hai 2 địa danh là Sơn La và Hòa Bình.