Thời sự
Doanh nghiệp hiến kế phát triển bền vững
Lê Quân - 12/09/2019 20:46
Các đề xuất của doanh nghiệp tập trung vào tăng cường hiệu quả thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và hạn chế các tác động xấu tới môi trường và xã hội.
Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại Hội nghị.

Nêu kiến nghị tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2019 diễn ra tại Hà Nội ngày 12/9, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành BIDV cho rằng phát triển bền vững là xu thế tất yếu đem lại lợi ích và uy tín lâu dài cho các nhà đầu tư. Thời gian qua, BIDV đã dành nguồn tín dụng khoảng 20.000 tỷ đồng tài trợ cho các dự án tín dụng xanh tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, gom tái chế xử lý rác thải, cung cấp nước sạch và tái sử dụng tài nguyên.

Bên cạnh nguồn vốn huy động trong nước, ngân hàng này đã được các tổ chức quốc tế tin tưởng ủy thác vốn để triển khai các dự án tín dụng xanh với tổng quy mô khoảng 700 triệu USD.

Năm 2018, BIDV đã xây dựng thành công Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) phù hợp với pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế và được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đồng ý cấp khoản tín dụng trung và dài hạn 300 triệu USD để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

Để mở rộng tín dụng xanh cho các dự án thân thiện môi trường, BIDV đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng các chương trình, gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích tài trợ các dự án xanh, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Đại diện BIDV cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét ban hành chính sách định hướng các tổ chức tín dụng xây dựng khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội, có chính sách ứng xử tín dụng với các dự án tác động xấu tới môi trường và xã hội bằng cách tăng lãi suất cho vay và hạn chế cấp tín dụng cho các dự án này.

Chính phủ, các b, ngành cần rà soát, nâng cao điều kiện cấp phép các dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới môi trường và xã hội; đồng thời quản lý chặt chẽ việc cấp phép, đánh giá tác động môi trường, có ưu đãi thuế đối với những dự án thân thiện môi trường, thu phí xả thải…

Đối với hiệu quả thực hiện phát triển bền vững ở doanh nghiệp, ông Hoàng Hùng, Phó Tổng giám đốc PwC Việt Nam khuyến nghị, doanh nghiệp cần tích hợp việc phát triển bền vững ngay từ khi xây dựng chiến lược của mình, đồng thời đề ra các mục tiêu, sáng kiến phát triển bền vững.

Bản thân doanh nghiệp phải xác định các mục tiêu đó có thể đạt được không, từ đó đầu tư vào con người cũng như quy trình để đảm bảo các nhân tố phát triển bền vững là đủ và được thực hiện tốt.

Thay vì liệt kê đơn thuần các yếu tố đầu vào, đầu ra như báo cáo kiểu “truyền thống” trước kia, báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp hiện có xu hướng dựa trên tác động của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội xung quanh. Qua đó, giúp cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư hiểu thêm về giá trị của doanh nghiệp. Coca-cola và Vinamilk là hai trong những doanh nghiệp tiên phong thực hiện báo cáo theo xu thế mới.

Ở góc độ vĩ mô, ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Lào và Campuchia đánh giá: Trước kia vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam chủ yếu rót vào các ngành, lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng thấp, thâm dụng lao động, tiêu tốn tài nguyên.

Để thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng không lạm dụng tài nguyên, Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số.

Dữ liệu trong kinh tế số được ví như nguồn “dầu mỏ” mới. Dữ liệu và các dự án chuyển đổi số như đô thị thông minh có thể giúp hạn hạn chế các tác động xấu tới môi trường, ông Brunetti nhận định.

 

Doanh nghiệp hiến kế phát triển bền vững 

 

Các đề xuất của doanh nghiệp tập trung vào tăng cường hiệu quả thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và hạn chế các tác động xấu tới môi trường và xã hội.

 

Nêu kiến nghị tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2019 diễn ra tại Hà Nội ngày 12/9, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành BIDV cho rằng phát triển bền vững là xu thế tất yếu đem lại lợi ích và uy tín lâu dài cho các nhà đầu tư. Thời gian qua, BIDV đã dành nguồn tín dụng khoảng 20.000 tỷ đồng tài trợ cho các dự án tín dụng xanh tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, gom tái chế xử lý rác thải, cung cấp nước sạch và tái sử dụng tài nguyên.

 

Bên cạnh nguồn vốn huy động trong nước, ngân hàng này đã được các tổ chức quốc tế tin tưởng ủy thác vốn để triển khai các dự án tín dụng xanh với tổng quy mô khoảng 700 triệu USD.

 

Năm 2018, BIDV đã xây dựng thành công Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) phù hợp với pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế và được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đồng ý cấp khoản tín dụng trung và dài hạn 300 triệu USD để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

 

Để mở rộng tín dụng xanh cho các dự án thân thiện môi trường, BIDV đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng các chương trình, gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích tài trợ các dự án xanh, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

 

Đại diện BIDV cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét ban hành chính sách định hướng các tổ chức tín dụng xây dựng khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội, có chính sách ứng xử tín dụng với các dự án tác động xấu tới môi trường và xã hội bằng cách tăng lãi suất cho vay và hạn chế cấp tín dụng cho các dự án này.

 

Chính phủ, các b, ngành cần rà soát, nâng cao điều kiện cấp phép các dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới môi trường và xã hội; đồng thời quản lý chặt chẽ việc cấp phép, đánh giá tác động môi trường, có ưu đãi thuế đối với những dự án thân thiện môi trường, thu phí xả thải…

 

 

Đối với hiệu quả thực hiện phát triển bền vững ở doanh nghiệp, ông Hoàng Hùng, Phó Tổng giám đốc PwC Việt Nam khuyến nghị, doanh nghiệp cần tích hợp việc phát triển bền vững ngay từ khi xây dựng chiến lược của mình, đồng thời đề ra các mục tiêu, sáng kiến phát triển bền vững.

 

Bản thân doanh nghiệp phải xác định các mục tiêu đó có thể đạt được không, từ đó đầu tư vào con người cũng như quy trình để đảm bảo các nhân tố phát triển bền vững là đủ và được thực hiện tốt.

 

Thay vì liệt kê đơn thuần các yếu tố đầu vào, đầu ra như báo cáo kiểu “truyền thống” trước kia, báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp hiện có xu hướng dựa trên tác động của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội xung quanh. Qua đó, giúp cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư hiểu thêm về giá trị của doanh nghiệp. Coca-cola và Vinamilk là hai trong những doanh nghiệp tiên phong thực hiện báo cáo theo xu thế mới.

 

Ở góc độ vĩ mô, ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Lào và Campuchia đánh giá: Trước kia vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam chủ yếu rót vào các ngành, lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng thấp, thâm dụng lao động, tiêu tốn tài nguyên.

 

Để thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng không lạm dụng tài nguyên, Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số.

 

Dữ liệu trong kinh tế số được ví như nguồn “dầu mỏ” mới. Dữ liệu và các dự án chuyển đổi số như đô thị thông minh có thể giúp hạn hạn chế các tác động xấu tới môi trường, ông Brunetti nhận định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: ứng dụng công nghệ mới nhất, cách làm tốt nhất để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra một cách hiệu quả nhất.

 

Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, VCCI đề xuất 5 sáng kiến thực hiện mục tiêu phát triển bền vững:

 

Liên minh tái chế bao bì Việt Nam: Coca cola….

 

Sáng kiến không xả thải vào thiên nhiên (thực hiện năm 2018) kéo dài trong 5 năm

 

Dự án hợp tác phát triển

 

Chương trình thử nghiệm rác thải để làm

 

Xây dựng nguyên vật liệu thứ cấp tại Việt Nam

 

 

 

 

Matt Wilson, Đồng chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD)….

 

Tin liên quan
Tin khác