Một lần nữa lao dốc trước ngưỡng kháng cự 1.250 điểm
Trở lại tiếp cận lại vùng đình cũ 1.250 điểm, VN-Index rung lắc khá mạnh và tiếp tục lao dốc ngay khi vừa chạm mốc kháng cự. Lực bán chốt lời sau đó đã gia tăng mạnh mẽ trong nửa cuối phiên chiều Lực cầu bắt đáy gia nhập phần nào kéo chỉ số hồi phục sau khi rớt mạnh về 1.233 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, VN Index mất 7,05 điểm, tương đương với 0,57%, xuống 1238,39 điểm. HNX-Index giảm 0,22 điểm (-0,08%) xuống 256,11 điểm. UPCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,09%) xuống 94,18 điểm.
Hầu hết các sàn chứng khoán châu Á phiên hôm nay đều điều chỉnh. Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam đứng đầu trong các thị trường giảm sâu. Sắc đỏ cũng áp đảo ở phần đông các mã chứng khoán. Trên cả ba sàn, số cổ phiếu đóng cửa giảm điểm lên tới 416 mã, cùng 11 mã giảm sàn. Trong khi đó, chỉ có 346 mã tăng và 24 mã tăng kịch trần. Chỉ một vài nhóm như dầu khí, đầu tư công cảng biển nằm trong số ít ỏi vẫn ghi nhận giao dịch khá tích cực.
Cổ phiếu HHV của Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo cả tăng 6,8% lên mức 17.300 đồng/CP, là mức giá cao nhất trong nhất trong khoảng 16 tháng qua, tương ứng tăng gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm. Thanh khoản đột biến với 36,19 triệu cổ phiếu chuyển nhượng trong phiên, cũng là khối lượng kỷ lục của mã này, tương đương khoảng 11,7 % lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tương tự, cổ phiếu Fecon (FCN) cũng gây chú ý khi tăng kịch biên độ lên 19.500 đồng/cổ phiếu.
Trái với vài điểm sáng le lói, loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục kéo lùi chỉ số chung. Top 10 cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index lần lượt là VHM, VCB, VIC, VNM và HPG. Cổ phiếu BIDV đi ngang, nhưng điều này cũng đủ để ngân hàng này giữ vị trí á quân trên bảng xếp hạng vốn hóa khi hai ông lớn Vinhomes và Vingroup đều đồng loạt giảm sân, lần lượt 2,62% và 1,82%.
Dòng tiền ngoại rút khỏi nhiều cổ phiếu lớn
Cùng với sắc đỏ áp đảo, giao dịch cũng trở lại sôi động với thanh khoản dâng cao, đặc biệt ở nửa cuối phiên chiều. Trên cả ba sàn, giá trị giao dịch đạt hơn 34.000 tỷ đồng. Trong đó, có tới 1,26 tỷ cổ phiếu sang tay trên sàn HoSE, tương đường mức thanh khoản 29.761 tỷ đồng. Giao dịch “nóng” lên đáng kể ở cả nhóm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Trên sàn HoSE, khối ngoại chi 1.707 tỷ đồng mua thêm cổ phần, trong khi bán ra 2,907 tỷ đồng. Giá trị bán ròng vọt lên 1.200 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ đầu tháng 8/2023. Dù mua ròng nhẹ trên hai sàn HNX và UPCoM, iá trị bán ròng ba sàn vẫn lên tới 1.188 tỷ đồng.
Tâm điểm rút ròng của khối ngoại hôm nay bốn cổ phiếu gồm HPG, STB, VHM và KBC với giá trị bán ròng đều trên trăm tỷ. Khối lượng bán ròng của HPG lên tới 10,8 triệu đơn vị tương đương giá trị 306 tỷ đồng. Một vài cổ phiếu được mua ròng khá như SSI (77 tỷ đồng) hay HDG (53 tỷ đồng).
HPG, SSI cùng cổ phiếu Novaland (NVL) cũng là các cổ phiếu giao dịch với giá trị nhiều nhất trong phiên, đều vượt nghìn tỷ đồng. Trong khi SSI với lực cầu khá từ khối ngoại đi ngang, hai cổ phiếu của Novalland và Hòa Phát lần lượt giảm 4,77% và 1,22%.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, các vị thế đầu cơ trong phiên duy trì ở mức cao khi thị trường biến động mạnh. Hợp đồng kỳ hạn gần nhất VN30F2309 giảm khá mạnh 12 điểm (-0,95%), chênh lệch âm trở lại -2,95 điểm so với VN30, đi kèm khối lượng giao dịch tăng mạnh, vượt mức trung bình. Các trader nghiêng về khă năng VN30 tiếp tục điều chỉnh; gia tăng các vị thế phòng ngừa rủi ro các kỳ hạn lớn trên thị trường phái sinh.