Doanh nghiệp
“Đũa thần” tái cấu trúc doanh nghiệp gia đình
Thanh Huyền - 25/11/2017 08:08
Mô hình holdings đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều thành công cả trên thế giới và Việt Nam, nhưng có nên áp dụng mô hình này hay không vẫn là câu hỏi khó, bởi sẽ phải thay đổi nhiều trong quản trị doanh nghiệp.
TIN LIÊN QUAN

Cuối tháng 9 vừa qua, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM (mã SAM - HOSE) đã chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần SAM Holdings. Giống với ý nghĩa của từ Holdings, việc đổi tên được người đứng đầu doanh nghiệp này cho biết là nhằm chuyển đổi mô hình công ty thành tập đoàn đầu tư đa ngành, với chiến lược công ty mẹ sở hữu các công ty con hoạt động bao trùm các lĩnh vực kinh doanh sản phẩm cáp và dây thông tin, vật liệu viễn thông; bất động sản; tài chính và lĩnh vực du lịch; lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Ông Nguyễn Tiến Thắng, Chủ tịch HĐQT CTCP Sơn quốc tế Mỹ ngồi vị trí CEO

Cách làm này của SAM không phải là mới và đã có nhiều minh chứng thành công tại Việt Nam như Hoàng Anh Gia Lai, Thế giới di động, Masan… Theo các chuyên gia, cấu trúc công ty holding sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, bởi các lợi ích về thuế, các vấn đề liên quan đến nhân sự, kiểm soát vốn sở hữu, cơ hội tiếp cận các nguồn vốn quốc tế đơn giản, dễ thực hiện hơn.

Mặc dù vậy, mô hình holdings đôi khi vẫn tạo ra sự nghi ngờ về tính hiệu quả. Điển hình là câu chuyện tại một doanh nghiệp gia đình kinh doanh thành công trong nhiều mảng khác nhau, bao gồm sản xuất nông nghiệp, tinh chế sản phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi. Doanh nghiệp này đang tính toán phương án để tiếp tục mở rộng và phát triển.

Chương trình CEO - Chìa khóa thành công được phát sóng vào lúc 10h sáng Chủ nhật (26/11) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (27/11) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEOTVNEXT của Youtube.

Tuy nhiên, CEO và bộ máy điều hành bắt đầu nhận thấy những áp lực từ quy mô và tốc độ phát triển. Các công ty con hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực cũng gia tăng về số lượng và phạm vi hoạt động. Nhiều công ty và phòng ban chức năng phản ánh về tính lạc hậu của các quy trình và công cụ quản lý, đồng thời báo cáo những kết quả hoạt động khác hẳn nhau, dù hoạt động trong cùng một ngành.

Qua tìm hiểu mô hình tổ chức kinh doanh của các tập đoàn lớn, CEO nhận thấy đã đến lúc cần chia tách công ty theo mô hình mẹ - con với các mảnh kinh doanh độc lập với nhau, đồng thời tổ chức lại cơ cấu quản lý các cấp, quy trình quản trị.

Thế nhưng, khi đưa đề án này ra bàn bạc với HĐQT, đề xuất của CEO đã vấp phải sự phản đối. Các thành viên HĐQT cho rằng, doanh nghiệp không cần thiết phải thay đổi mô hình, bởi mô hình hiện tại đang phù hợp và giúp doanh nghiệp phát huy hết các lợi thế, bằng chứng là kết quả lợi nhuận cao hơn kỳ vọng. Trong khi đó, nếu thay đổi sẽ tạo nên một sự xáo trộn trong hệ thống, gây mất thời gian, chi phí để sắp xếp và ổn định với mô hình mới, thậm chí ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

CEO vẫn một mực bảo vệ ý kiến của mình khi lập luận rằng, mô hình mới sẽ giúp công ty phân tán rủi ro, cân đối được các nguồn lực để tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề cốt lõi. Đồng thời, khi cơ cấu quản lý các cấp, xây dựng lại quy trình sẽ giúp công ty hoạt động minh bạch và chuyên nghiệp hơn.

Để xử lý tình huống này, ông Nguyễn Tiến Thắng, Chủ tịch HĐQT CTCP Sơn quốc tế Mỹ sẽ là người chơi ngồi ở vị trí CEO trong Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này, với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - mô hình Holdings”. Ông Nguyễn Tiến Thắng cũng là nhân vật xuất hiện trong chuyên mục Gương mặt doanh nhân kỳ này của Báo Đầu tư.

Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của Novaland, PwC Việt Nam và Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam (VEFC).

Tin liên quan
Tin khác