Đầu tư
Duyệt cao tốc An Hữu - Cao Lãnh 5.886 tỷ đồng; Đề xuất 7.643 tỷ đồng vào cao tốc Hàm Nghi - Bãi Vọt
Hạnh Nguyên - 26/06/2022 10:59
Thủ tướng duyệt Dự án cao tốc An Hữu - Cao Lãnh trị giá 5.886 tỷ đồng; Đề xuất đầu tư 7.643 tỷ đồng xây 35 km cao tốc Hàm Nghi - Bãi Vọt…

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

6 tháng, Thừa Thiên Huế giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 40% kế hoạch

Sáu tháng đầu năm, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp 12 dự án mới với tổng vốn đầu tư đạt 1.821,9 tỷ đồng, giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng ước đạt 40% kế hoạch.

Phối cảnh phương án thiết kế kiến trúc cầu vượt sông Hương, có mã số dự thi I156 đạt giải Nhất tại cuộc thi tuyển lần 3 vừa qua

Ngày 21-6, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 6,92% (mức tăng cùng kỳ 5,72%); đạt mức trung bình khá so với các tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Tổng sản phẩm trong tỉnh - GRDP ước đạt 29.993 tỷ đồng, bằng 46,8% so kế hoạch. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,89%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 12,25%; khu vực nông, lâm, thủy sản giảm sâu, tăng trưởng âm -7,49%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,73%.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 5.681 tỷ đồng, bằng 82,8% dự toán và tăng 8,4% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 12.899 tỷ đồng, bằng 46,1% kế hoạch năm, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 40% kế hoạch.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, tỉnh đã cấp 12 Dự án mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 1.821,9 tỷ đồng, thành lập 371 doanh nghiệp mới với tổng số vốn đăng ký 2.610,3 tỷ đồng.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đang tiếp tục chỉ đạo 4 tổ công tác giám sát, quản lý các dự án đầu tư trong và ngoài ngân sách hỗ trợ hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh trong năm 2022: Đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương... Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của tỉnh đang tập trung triển khai thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2022.

Tái khởi động toàn Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Theo thông tin của Báo Đầu tư, giữa tuần qua, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) có Tờ trình số 5980/TTr-BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành.

Cầu Bình Khánh trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành Ảnh: A.M

Tại tờ trình này, Bộ GTVT - trong vai trò là cơ quan chủ quản đầu tư đã kiến nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành theo hướng cho phép sử dụng vốn dư của Hiệp định vay ngân hàngPhát triển châu Á (ADB) lần 2 số 3391-VIE để cho hoàn thành các công việc chưa được thực hiện của Hiệp định vay lần 1 (số 2730- VIE) do hết hạn Hiệp định.

Bên cạnh đó, nguồn vốn dư tại Hiệp định số 3391 - VIE cũng sẽ được sử dụng để thực hiện các hạng mục nhà trạm thu phí, tòa nhà trung tâm giám sát, văn phòng điều hành trạm thu phí... của Dự án do không được sử dụng nguồn vốn vay của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Theo đánh giá của Bộ GTVT, đây là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng hoàn thành, đưa vào khai thác Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành vào ngày 31/12/2023.

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành có mục tiêu xây dựng toàn bộ tuyến cao tốc với tổng chiều dài 58 km (bao gồm 2 cầu lớn là Bình Khánh và Phước Khánh), với quy mô 4 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h, theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. 

Tổng mức đầu tư Dự án là 1.607,40 triệu USD, trong đó vốn vay ADB là 635,7 triệu USD; vốn vay JICA là 634,8 triệu USD; vốn đối ứng là 336,9 triệu USD.

Theo yêu cầu của Chính phủ, Dự án phải hoàn thành vào ngày 31/12/2023. “Các nội dung liên quan khác của Hiệp định vay đã ký cho phép tiếp tục áp dụng để đảm bảo tính xuyên suốt, nhất quán theo quy định của Luật Điều ước quốc tế”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định.

Cần phải nói thêm rằng, việc sử dụng phần vốn dư sau đấu thầu tại Hiệp định 3391- VIE để hoàn thành Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đã được Bộ GTVT đề xuất lên cấp có thẩm quyền phê duyệt từ tháng 8/2020 và đến nay đã lấy xong ý kiến thẩm định của các bộ, ngành liên quan.

Được biết, tổng giá trị dự kiến các hạng mục nói trên khoảng 74 triệu USD, trong đó, phần vốn dự kiến chi cho các gói thầu xây lắp, tư vấn chưa hoàn thành trong thời gian có hiệu lực của khoản vay Hiệp định 2730-VIE khoảng 67,42 triệu USD; các hạng mục xây dựng các nhà trạm thu phí, tòa nhà trung tâm giám sát, văn phòng điều hành trạm thu phí… phục vụ công tác thu phí hoàn vốn Dự án giá trị 6,6 triệu USD.

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 7/2014, theo kế hoạch phải hoàn thành vào năm 2018. Dự án được chia làm 3 phân đoạn, gồm đoạn giữa (chủ yếu là các cầu vượt sông lớn), đoạn đường phía Tây và phía Đông.

Ông Phạm Hồng Quang, Tổng giám đốc VEC cho biết, tính đến giữa tháng 6/2022, tại 11 gói thầu xây lắp chính, sản lượng thi công đạt 78,96% (10.858 tỷ đồng/13.751 tỷ đồng tổng giá trị các hợp đồng, không bao gồm dự phòng, thuế).

Các gói thầu đoạn phía Tây, gồm 5 gói thầu A1, A2-1, A2-2, A3 và A4), do Hiệp định vay 2730-VIE đã đóng ngày 30/6/2019, nên không có vốn thanh toán, dẫn đến các nhà thầuđã dừng thi công từ giữa năm 2019 đến nay.

Đối với các gói thầu đoạn giữa, gồm 3 gói thầu J1, J2 và J3 (sử dụng vốn vay JICA) do Quốc hội tạm dừng phân bổ vốn ngân sách cho Dự án từ tháng 11/2018, nên từ tháng 1/2019 đến nay, các nhà thầu Nhật Bản đã dừng thi công, mặc dù thời gian của Hiệp định vay JICA có thời hạn giải ngân đến ngày 17/7/2024.

Đối với các gói thầu đoạn phía Đông (3 gói thầu A5, A6 và A7), sử dụng vốn từ Hiệp định vay ADB số 3391-VIE, sau khi được gia hạn hiệp định, 2/3 gói thầu đã thi công trở lại từ đầu năm 2021. Riêng nhà thầu thi công gói A6 đã dừng thi công từ năm 2020 và đề nghị chấm dứt hợp đồng tại thư ngày 27/11/2020.

Các gói thầu Tư vấn giám sát, tư vấn phụ trợ khác trong Dự án, VEC cho biết là đã hết hạn hợp đồng, cần gia hạn tương ứng với tiến độ các gói thầu xây lắp.

Cần phải nói thêm rằng, nút thắt lớn nhất liên quan đến nguồn vốn triển khai tiếp cho Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng như các dự án khác của VEC là việc tái cơ cấunguồn vốn đầu tư 5 dự án đã có kết quả rất tích cực.

Từ đầu năm 2019, có tới 4/5 dự án xây dựng đường cao tốc, trong đó có cao tốc Bến Lức - Long Thành do VEC làm chủ đầu tư, không được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (vốn nước ngoài) theo quy định tại Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội. Điều này dẫn tới việc các đoạn tuyến sử dụng vốn vay JICA thi công cầm chừng và dừng thực hiện từ hơn 3 năm qua.

Sau khi được cấp có thẩm quyền thống nhất về chuyển vốn vay về cho vay lại sang cấp phát cho các dự án do VEC làm chủ đầu tư, trên cơ sở báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến thống nhất của các thành viên Chính phủ, ngày 9/5/2022, Chính phủ đã có Tờ trình số 08/TTr-CP và Báo cáo số 09/BC-CP trình Quốc hội về việc chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước đối với các dự án do VEC và Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) làm chủ đầu tư.

Nội dung này sau đó đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp ngày 13/5/2022 và Quốc hội đã thông qua tại phiên họp ngày 7/6/2022, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.

Ông Lê Anh Tuấn cho biết, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ sẽ thực hiện các thủ tục tiếp theo để giao kế hoạch vốn nước ngoài (vốn ODA), trong đó có vốn vay JICA cho các dự án do VEC làm chủ đầu tư, bao gồm cả Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.

“Như vậy, dự kiến trong tháng 7/2022, vướng mắc về vốn vay JICA sẽ được giải quyết và Bộ GTVT là cơ quan tiếp nhận kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm đối với các Dự án của VEC”, lãnh đạo Bộ GTVT thông tin.

Bên cạnh đó, sau khi Chính phủ giao kế hoạch vốn ODA theo hình thức cấp phát ngân sách nhà nước cho các dự án, trên cơ sở giá trị quyết toán các dự án đến thời điểm hiện nay, VEC sẽ hoàn thiện thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh các dự án đầu tư (tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn...).

Trên cơ sở đó, VEC đề xuất thực hiện các thủ tục đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Tài chính xem xét ghi tăng vốn điều lệ cho VEC đối với phần vốn nhà nước đầu tư trực tiếp vào 5 dự án của VEC.

Theo cơ cấu nguồn vốn đầu tư 5 dự án tạm xác định theo Quyết định số 2323/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ GTVT (cơ bản theo chủ trương đã được cấp có thẩm quyền thống nhất), phần vốn nhà nước đầu tư vào các dự án là 48.126 tỷ đồng; phần vốn VEC huy động là 56.873 tỷ đồng. Như vậy, nếu VEC được ghi tăng vốn điều lệ thêm 48.126 tỷ đồng, thì tổng vốn điều lệ của VEC khoảng 49.105 tỷ đồng (vốn điều lệ hiện tại của VEC là 978,71 tỷ đồng). Khi đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của VEC khoảng 1,16 lần, không vượt quá 3 lần như năm 2018.

“Điều này cho phép VEC tiếp tục huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các dự án đường cao tốc mới, giúp trở lại quỹ đạo là ‘cánh chim đầu đàn’ trong phát triển đường cao tốc quốc gia”, lãnh đạo VEC cho biết.

Đề xuất đầu tư 7.643 tỷ đồng xây 35 km cao tốc Hàm Nghi - Bãi Vọt

Ban quản lý Dự án Thăng Long vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đề xuất của đơn vị lập dự án, Dự án thành phần Bãi Vọt – Hàm Nghi có điểm đầu tại Km479+117,20, khớp nối với Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, thuộc địa phận xã Đức Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; điểm cuối tại Km514+441,33, khớp nối với Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng, thuộc địa phận TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tổng chiều dài Dự án khoảng 35,3 km, đi qua các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà của tỉnh Hà Tĩnh. Theo quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam được duyệt, quy mô mặt cắt ngang của Dự án thành phần Bãi Vọt – Hàm Nghi là 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m, vận tốc thiết kế 120 km/h. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả đầu tư, Dự án sẽ thực hiện phân kỳ, trong đó giai đoạn 1 sẽ đầu tư 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17m, chiều rộng mặt cầu 17,5m.

Để đảm bảo an toàn khai thác, Dự án có bố trí các điểm dừng xe khẩn cấp thiết kế tuân thủ điển hình áp dụng chung cho các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 – 2025, cụ thể sẽ bố trí 4-5km / điểm cho mỗi chiều xe chạy; tổng chiều dài đoạn dừng xe (bao gồm đoạn chuyển làn và đoạn tăng giảm tốc) là 270m, trong đó chiều dài hai đoạn chuyển làn hình nêm là 50m, chiều dài đoạn song song là 170m; tổng chiều rộng dải dừng xe là 3,25m gồm chiều rộng mặt đường 2,5m và 0,75m lề đất.

Với quy mô đầu tư như trên, tổng mức đầu tư Dự án thành phần Bãi Vọt – Hàm Nghi là 7.643,5 tỷ đồng; được đầu tư từ Vốn ngân sách Nhà Nước. Thời gian thực hiện Dự án thành phần Bãi Vọt – Hàm Nghi là khởi công thi công năm 2022, hoàn thành năm 2026.

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km), tổng chiều dài khoảng 729 km, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập.

Đà Nẵng thu hút đầu tư 36 dự án giai đoạn 2022-2026

Ngày 22/6, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho biết, Chủ tịch UBND Thành phố Lê Trung Chinh đã ký Quyết định số 1652/QĐ - UBND ban hành Danh mục Dự án thu hút đầu tư vào TP. Đà Nẵng giai đoạn 2022 – 2026, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Danh mục dự án thu hút đầu tư vào TP. Đà Nẵng giai đoạn 2022 – 2026, định hướng đến năm 2030 gồm 36 dự án. Trong đó lĩnh vực giáo dục, đào tạo có 4 dự án; y tế2 Dự án; bất động sản – du lịch, dịch vụ, thương mại 6 dự án; văn hóa - thể thao 2 dự án; hạ tầng công nghiệp, Công nghệ thông tin 6 dự án; công nghiệp công nghệ cao 3 dự án; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao 4 dự án và giao thông, cơ sở hạ tầng, logistics 9 dự án.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao (CNC) có Dự án thuộc lĩnh vực công nghệ hàng không, vũ trụ (suất đầu tư 15 triệu USD/ha); Dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thiết kế, chế tạo robot (suất đầu tư 8 - 15 triệu USD/ha) và Dự án sản xuất chip, cảm biến sinh học (suất đầu tư 10 - 15 triệu USD).

Cả 3 dự án nêu trên đều được Đà Nẵng kêu gọi đầu tư giai đoạn 2022 – 2025, trên diện tích đất sạch đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại Khu CNC Đà Nẵng; hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư, tổng vốn đầu tư dự kiến do nhà đầu tư đề xuất.

Tại Khu Công nghệ thông tin (CNTT) tập trung Đà Nẵng cũng có 3 dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2022 – 2025. Trong đó, dự án Trung tâm dữ liệu và tổ hợp văn phòng, khu trưng bày và triển lãm CNTT gồm 4 tòa nhà tổ hợp văn phòng kết hợp Data center cao 26 tầng, khu trưng bày, khu hội chợ triển lãm… trên diện tích 8,7ha; hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư, suất đầu tư dự kiến 10 -15 triệu USD/ha.

Dự án Khu nhà xưởng chuyên dụng, phụ trợ ICT nhằm xây dựng Khu R&D nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ phần cứng, phần mềm, nội dung số và các sản phẩm dịch vụ CNTT trên diện tích gần 58ha, quy mô nhà xưởng 2 – 6 tầng; hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư, suất đầu tư dự kiến 10 -15 triệu USD/ha.

Dự án Khu R&D nhằm xây dựng khu R&D nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ phần cứng, phần mềm, nội dung số và các sản phẩm dịch vụ CNTT…; xây dựng trung tâm đào tạo, phòng Lab khu đổi mới sáng tạo, startup… trên diện tích 12ha, quy mô 6 – 10 tầng, hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư, suất đầu tư dự kiến 8 – 10 triệu USD/ha.

Các diện tích cho cả 3 dự án này đều đã được giải phóng mặt bằng; cung cấp điện có trạm biến áp 110/22kV, công suất 40MVA; cung cấp nước từ Nhà máy nước hồ Hòa Trung 20.000m3; có hệ thống xử lý chất thải, nước thải với tổng công suất 18.000m3 ngày/đêm (công suất hiện tại 4.500m3/ngày đêm. Giao thông gồm các tuyến đường 33m, 40m kết nối theo ô bàn cờ, đấu nối trực tiếp vào đường Nguyễn Tất Thành nối dài và cao tốc La Sơn - Túy Loan.

Trước đó, ngày 21/6 Ban quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy sản xuất bảng mạch in và vi cơ điện tử (MEMS) của Vector Fabrication (Mỹ) tại khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Theo đó, dự án có vốn đầu tư là 1.366,8 tỷ đồng, tương đương 60 triệu USD, diện tích đất sử dụng 40.000m2, với mục tiêu sản xuất bảng mạch in điện tử (PCB) và nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm vi cơ điện tử (MEMS).

Dự án dự kiến sẽ khởi công xây dựng ngay trong năm 2022 và đi vào hoạt động của giai đoạn 1 vào đầu năm 2025.

Dự án nhà máy sản xuất bảng mạch in và vi cơ điện tử (MEMS) là dự án thứ 11 được chấp thuận chủ trương đầu tư tại khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung và các khu công nghiệp Đà Nẵng từ đầu năm đến nay là 11 dự án.

Trong số này có 3 dự án FDI với vốn đăng ký đầu tư là 65,04 triệu USD, 8 dự án trong nước với vốn đăng ký đầu tư là 1.228,74 tỷ đồng, 38 lượt điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó 18 lượt điều chỉnh tăng vốn với vốn đầu tư tăng thêm là 17,56 triệu USD và 193,95 tỷ đồng; chấm dứt hoạt động 4 dự án với vốn đầu tư là 8,5 triệu USD và 42 tỷ đồng.

Lũy kế đến nay, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung và các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã thu hút 508 dự án, trong đó 378 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư  trên 28.000 tỷ đồng và 130 dự án FDI với vốn đầu tư  trên 1.860 triệu USD.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh giao Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan xây dựng tài liệu chi tiết, đầy đủ của từng dự án và tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các dự án thuộc Danh mục vừa được ban hành.

366 nhà máy điện trên 30 MW phải báo cáo việc tuân thủ quy định pháp luật

Theo phản ánh của các nhà đầu tư, trong văn bản của Công ty Mua bán điện (EVN EPTC) phát ra ngày 21/6/2022 có nhắc rằng, đây là hoạt động nhằm thực hiện chỉ đạo của Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương), yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) rà soát, chấm dứt Hợp đồng mua bán điện đối với các Dự án vi phạm quy định Luật Điện lực, Luật Đất đai và các định khác có liên quan.

Trong giai đoạn 2022-2026, Đà Nẵng thu hút nhiều dự án về lĩnh vực hàng không, vũ trụ, chế tạo robot, sản xuất chip…

Căn cứ Điều khoản “Cam kết thực hiện” trong Hợp đồng mua bán điện đã ký, EVN EPTC cũng đã thống kê yêu cầu đối với từng loại hình nhà máy điện các vấn đề cần rà soát và đề nghị các chủ đầu tư có văn bản gửi lại EVN EPTC trước ngày 30/6/2022 để tổng hợp và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong số 366 nhà máy điện được yêu cầu này có 144 nhà máy điện mặt trời, 84 nhà máy điện gió, 89 nhà máy thủy điện, 37 nhà máy nhiệt điện, 10 nhà máy điện sinh khối và 2 nhà máy điện từ chất thải rắn.

Như vậy trừ một số nhà máy thuỷ điện đa mục tiêu như Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Huội Quảng, Bản Chát hay các nhà máy điện theo hình thức BOT của nhà đầu tư nước ngoài không có tên thì danh sách các nhà máy điện được EVN EPTC liệt kê này là những nhà máy điện có quy mô trên 30 MW có nối lưới còn lại đang hiện diện trên hệ thống điện quốc gia.

Tìm hiểu của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn cũng cho hay, theo quy định tại Hợp đồng mua bán điện, bên bán có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục theo quy định để được cấp các loại giấy phép và văn bản phê duyệt cần thiết của cơ quan có thẩm quyền cho quá trình xây dựng, vận hành Nhà máy điện; cam kết tuân thủ và duy trì các điều kiện hiệu lực của các loại giấy phép đó theo quy định của pháp luật trong thời hạn Hợp đồng.

Việc ký kết và thực hiện Hợp đồng điện của mỗi bên được thực hiện đúng theo điều kiện và nội dung của Giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan có thẩm quyền cấp và các quy định của pháp luật có liên quan

Hiện các nhà máy thủy điện, nhiệt điện có tổng công suất lắp đặt trên 30 MW đang thực hiện Hợp đồng mua bán điện theo Thông tư số 41/2010/TT-BCT (ngày 14/12/2020), Thông tư số 56/2014/TT-BCT (ngày 19/12/2014), Thông tư số 45/2018/TT-BCT (ngày 15/11/2018) và Thông tư số 57/2020/TT-BCT (ngày 31/12/2020) sẽ rà soát 2 vấn đề.

Các nhà máy thủy điện áp dụng biểu giá tránh được đang thực hiện Hợp đồng theo hướng dẫn của Thông tư số 32/TT-BCT (ngày 09/10/2014) và Thông tư số 29/2019/TT-BCT (ngày 15/11/2019).

Các nhà máy điện mặt trời có Hợp đồng mua bán điện theo Thông tư số 16/2017/TT-BCT (ngày 12/9/2017), Thông tư số 18/2020/TT-BCT (ngày 17/7/2020).

Các nhà máy điện gió có Hợp đồng mua bán điện theo Thông tư số 32/2012/TT-BCT (ngày 12/11/2012) và Thông tư số 18/2020/TT-BCT (ngày 17/7/2020). Các nhà máy điện chất thải rắn có Hợp đồng mua bán điện theo Thông tư số 32/2015/TT-BCT (ngày 08/10/2015). Các nhà máy điện sinh khối có Hợp đồng mua bán điện theo Thông tư số 44/2015/TT-BCT (ngày 09/12/2015) và Thông tư số 16/2020/TT-BCT (ngày 07/7/2020).

Theo cam kết hợp đồng mua bán điện giữa EVN và chủ đầu tư dự án điện, từng bên có trách nhiệm tuân thủ đúng các quy định pháp luật liên quan áp dụng cho mình.

Bộ Xây dựng nêu quan điểm về xử lý biến động giá tại các dự án giao thông

Bộ Xây dựng vừa có công văn số 2230/BXD – KTXD gửi Bộ GTVT liên quan đến việc xử lý biến động giá nhiên, vật liệu đối với các Dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng giao thông.

Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu.

Tại văn bản này, Bộ Xây dựng cho rằng việc điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng đã được quy định cụ thể tại Luật Xây dựng, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, Nghị định số 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, và các Thông tư hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Đối với kiến nghị của Bộ GTVT về việc thay đổi phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng từ sử dụng chỉ số giá sang bù trừ trực tiếp, cũng như thay đổi công thức điều chỉnh giá hợp đồng để phù hợp với tỷ trọng vật liệu chủ yếu của công trình, theo Bộ Xây dựng, là chưa đủ cơ sở.

Theo quan điểm của Bộ Xây dựng, thực tế nếu có vướng mắc này, do xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có chủ quan của chủ đầu tư chưa đánh giá kỹ lưỡng rủi ro về biến động giá đối với một số loại vật liệu chủ yếu dẫn đến việc quyết định áp dụng phương pháp và công thức điều chỉnh giá hợp đồng không phù hợp trong quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng

Để có cơ sở xem xét, tháo gỡ vướng mắc về hợp đồng xây dựng tại các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ GTVT tổng hợp, đánh giá, phân tích và đề xuất đối với từng trường hợp điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu, trong đó xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến về sự phù hợp pháp luật của các đề xuất này.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng cần tổng hợp, đánh giá tác động và đề xuất cụ thể những nội dung cần sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật hiện hành cho phù hợp với thực tiễn biến động giá trong thời gian vừa qua đối với công trình giao thông.

Đối với các nội dung liên quan đến công bố giá, chỉ số giá xây dựng phục vụ công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và thực hiện hợp đồng xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết trong vòng 1 năm qua đã có ít nhất 3 văn bản đôn đốc các địa phương kịp thời công bố, bám sát với diễn biến giá cả của thị trường. Riêng đối với các địa phương có cao tốc Bắc - Nam đi qua, Bộ Xây dựng sẽ cử đoàn công tác thực hiện chức năng quản lý nhà nước để kiểm tra việc thực hiện công bố giá/chỉ số giá tại địa phương.

Đối với các vướng mắc về định mức đặc thù chuyên ngành và một số định mức chi phí áp dụng cho công trình giao thông, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ GTVT tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, đánh giá việc xây dựng, áp dụng, vận dụng các định mức dự toán đặc thù, chuyên ngành tại các công trình, dự án đã và đang triển khai, thuộc phạm vi quản lý, làm căn cứ để xây dựng, ban hành các định mức dự toán còn thiếu, điều chỉnh các định mức chưa phù hợp theo quy định, trước mắt tập trung vào công tác xây dựng đường bộ, nhà ga hàng không.

Bộ GTVT cũng cần tổng hợp số liệu về chi phí quản lý dự án, tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn thiết kế xây dựng, giám sát xây dựng đã thực hiện tại các dự án trước đây gửi về Bộ Xây dựng làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá, xem xét điều chỉnh định mức (nếu có) đảm bảo phù hợp với đặc thù của công trình giao thông, đúng quy định pháp luật.

Được biết, trong thời gian qua, giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng có biến động lớn, đã gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc quản lý giá thành, quản lý chi phí đầu tư xây dựng; gây khó khăn cho nhà thầu trong việc triển khai thi công, đặc biệt đối với các gói thầu, dự án lớn như các dự án cao tốc dẫn đến nhà thầu có tâm lý thi công cầm chừng, chờ giá xuống, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.

Hiện nhiều nhà thầu đang kiến nghị Bộ GTVT báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng bộ chỉ số giá riêng cho các dự án cao tốc Bắc – Nam theo hướng chủ đầu tư được thuê đơn vị Tư vấn để tính toán chỉ số giá cho các gói thầu, đồng thời cho phép điều chỉnh quy định hợp đồng về nội dung sử dụng nguồn chỉ số giá được xây dựng riêng cho dự án. Bên cạnh đó, cần tiến hành tách các hạng mục công việc sử dụng vật liệu có mức độ biến động giá lớn (như sắt thép, xăng dầu, xi măng, nhựa đường, cát, đá…) áp dụng công thức điều chỉnh giá riêng, các hạng mục còn lại áp dụng công thức điều chỉnh giá chung để phù hợp với tình hình biến động giá trong quá trình triển khai thi công dự án.

Quảng Bình chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Phan Mạnh Hùng vừa có cuộc họp ban chỉ đạo triển khai Dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 với các sở ban ngành, chính quyền địa phương.  

Theo báo cáo của Sở Giao thông - Vận tải, đối với dự án thành phần 1 - đường ven biển, đến thời điểm này, chủ đầu tư đã bàn giao mốc giải phóng mặt bằng cho UBND các huyện, thị xã và thành phố với tổng chiều dài 79,5/80 km.

Phối cảnh cầu Nhật Lệ 3.

Các địa phương đã hoàn thành 100% công tác trích đo chỉnh lý địa chính, đồng thời cập nhật một số điều chỉnh về chủ sở hữu, loại đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Các địa phương có dự án đi qua cũng đã ban hành thông báo thu hồi đất được hơn 55,6 km; định giá đất cụ thể hơn 23,1 km; kiểm kê tài sản được hơn 62,6 km. Công tác thẩm định, phê duyệt, chi trả tiền bồi thường GPMB; tái định cư, di dời lăng mộ, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, xây lắp các hạng mục cũng đang được thực hiện.

Đối với dự án thành phần 2 - cầu Nhật Lệ 3, hiện đã hoàn thành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng vị trí nút giao và điểm đấu nối vào quốc lộ 1; hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; thông qua chủ trương xây dựng Khu tái định cư ở xã Bảo Ninh; đang hoàn thiện thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện công tác trích đo địa chính; tổ chức bàn giao các mốc giải phóng mặt bằng công trình cầu Nhật Lệ 3 cho các cơ quan, đơn vị liên quan.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND Phan Mạnh Hùng ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, ngành, chủ đầu tư và địa phương trong triển khai dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3. Ông Hùng nhấn mạnh, dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 là các dự án có quy mô lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch và ngành nghề mũi nhọn của tỉnh nên cần đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành dự án.

“Thời gian qua, dù đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân các địa phương có dự án đi qua, tuy nhiên, khối lượng công việc hiện nay của dự án vẫn còn rất lớn, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, đơn vị, địa phương cần tập trung quyết liệt đẩy nhanh tiến độ; đề ra kế hoạch cụ thể để làm căn cứ thực hiện theo mốc tiến độ. Các địa phương tiếp tục tuyên truyền vận động tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân để triển khai, đảm bảo hướng tuyến; giải quyết gấp vướng mắc trong công tác bồi thường hỗ trợ đối với phần tài sản của các trang trại nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi của các hộ gia đình, cá nhân để tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng”, ông Phan Mạnh Hùng chỉ đạo.

Đấu thầu mua điện từ dự án năng lượng tái tạo lỡ làng: Làm đúng quy định pháp luật 

Liên quan đến việc xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đấu thầu mua điện từ Dự án điện gió, điện mặt trời (chuyển tiếp một số đối tượng áp dụng cơ chế tại Quyết định 37/2011/QĐ-TTg, Quyết định 39/2018/QĐ-TTg và Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ.

Dự án điện gió Hanbaram đã hoàn thành đầu tư, nhưng không kịp thưởng giá FIT theo quy định.

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Công thương tại Công văn số 1513/TTr-BCT ngày 24/3/2022 về việc xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đấu thầu mua điện từ dự án điện gió, điện mặt trời (chuyển tiếp một số đối tượng áp dụng cơ chế tại Quyết định 37/2011/QĐ-TTg, Quyết định 39/2018/QĐ-TTg và Quyết định 13/2020/QĐ-TTg); ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan tại cuộc họp ngày 13/4/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công thương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, trong báo cáo của mình, Bộ Công thương đề xuất xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế đấu thầu mua điện từ các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp và sửa đổi một số nội dung tại các quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, 37/2011/QĐ-TTg và 39/2018/QĐ-TTg.

Cụ thể, thời gian của hợp đồng mua bán điện và giá điện áp dụng đến hết năm 2025. Sau năm 2025, các đơn vị tiếp tục tham gia đấu thầu theo quy định được cơ quan chức năng ban hành. Nhà máy điện được EVN huy động phù hợp với nhu cầu của hệ thống điện.

Xét thấy tình cấp bách của việc xây dựng và ban hành Quyêt định của Thủ tướng là “trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn” theo các căn cứ đã được quy định tại một số văn bản hiện hành của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng và ban hành văn bản Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu trên.

Đồng thời đề nghị giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo trình tự rút gọn. Giao Bộ Công thương xây dựng và ban hành Thông tư quy định khung giá áp dụng cho các dự án chuyển tiếp, có hiệu lực đồng thời với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Quảng Trị chưa bàn giao đủ mặt bằng để nâng cấp quốc lộ 9

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng vừa làm việc với Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện về kế hoạch nâng cấp quốc lộ 9 đoạn Cửa Việt đến quốc lộ 1. 

Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến quốc lộ 1 được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt ngày 11/11/2021 với tổng chiều dài là 13,8 km/tổng mức đầu tư 440,368 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2021 – 2022. Dự án có điểm đầu (km0+00) tại cảng Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt; điểm cuối (km13+800) giao với quốc lộ 1 tại Ngã Tư Sòng. Tuyến đi qua 3 huyện: Gio Linh (10,6km), Cam Lộ (2,75km) và thành phố Đông Hà (0,45km). Hiện các ban liên quan thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam chưa được bàn giao mặt bằng đầy đủ để thi công công trình.

Đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Quảng Trị cho biết, tổng diện tích bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng thuộc dự án trên khoảng 372.418m2/815m2 thửa đất. Công tác giải phóng mặt bằng đến ngày 19/6 đã hoàn thành 11,1km/13,8km. Đã hoàn thành kiểm kê 11,1km/13,8km (còn lại 2,7 km thuộc thị trấn Cửa Việt chưa kiểm kê do đang đợi điều chỉnh tim tuyến đường cong và cống thoát nước dọc từ vỉa hè vào lòng đường…

Cũng tại cuộc họp, Ban quản lý dự án tỉnh Quảng Trị đề nghị Ban quản lý dự án 3 sớm thống nhất một số nội dung về việc lập hồ sơ cắm cọc gỗ giải phóng mặt bằng; hoàn thành hồ sơ điều chỉnh các điểm đường cong để có cơ sở cắm cọc giải phóng mặt bằng, đo đạc thu hồi đất, kiểm kê tài sản; bổ sung hào kỹ thuật trong phạm vi giải phân cách để bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình thiết yếu…

Chủ tịch Võ Văn Hưng khẳng định, tỉnh Quảng Trị sẽ tập trung mọi nguồn lực, đưa ra các giải pháp tốt nhất để dự án triển khai và hoàn thiện theo đúng kế hoạch đề ra. Tỉnh quyết tâm không để dự án thi công dỡ dang gây lãng phí và mất niềm tin với người dân. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị cam kết sẽ hoàn thành nhiệm vụ giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, đảm bảo công tác tái định cư đối với các hộ dân bị di dời liên quan đến dự án để người dân sớm ổn định cuộc sống. 

Khu kinh tế Nam Phú Yên phát triển chưa xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có

Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên do ông Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh Ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì vừa có buổi làm việc với Ban quản lý KKT tỉnh này về việc thực hiện nhiệm vụ của Ban quản lý về tình hình KKT và hoạt động của doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp (KCN) thời gian qua, định hướng phát triển thời gian tới. 

Theo báo cáo từ ông Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng Ban quản lý KKT Phú Yên cho biết, đến nay, KKT Nam Phú Yên và các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 117 dự án đầu tư (trong đó có 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với diện tích đất đăng ký hơn 449ha, vốn đầu tư đăng ký 10.589 tỷ đồng và 35,78 triệu USD. Hiện có 80/117 dự án đầu tư đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tập trung những ngành nghề chính như: Chế biến thủy sản, chế biến hạt điều xuất khẩu, chế biến gỗ xuất khẩu, may mặt, lắp ráp linh kiện điện tử và một số ngành nghề khác.

Theo ông Hùng, những dự án đầu tư vào KKT hiện nay đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa có doanh nghiệp lớn làm đầu tàu dẫn dắt; đóng góp của các doanh nghiệp trong KKT và các KCN vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn thấp.

Ban quản lý KKT tỉnh Phú Yên cũng đang triển khai thực hiện 9 dự án đầu tư công với tổng mức đầu tư là 4.017 tỷ đồng..., ông Hùng cho hay.

Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự họp đã có nhiều ý kiến góp ý liên quan về tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công các dự án trong KKT nam Phú Yên; công tác quy hoạch, quản lý đầu tư, thu hút đầu tư… Đa phần các ý kiến nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và gợi mở định hướng phát triển của Ban quản lý thời gian tới.

Theo đó, Trưởng Ban quản lý KKT Phú Yên, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc với Thường trực Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo một số nội dung liên quan đến các KCN, KKT, các Dự án đầu tư công trên địa bàn TX Đông Hòa, TP Tuy Hòa;

Kiến nghị Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm tồn tại trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng để thực hiện các dự án; công tác điều chỉnh quy hoạch các hạng mục, các cơ sở pháp lý, thủ tục liên quan đến đầu tư, quản lý, hoạt động các KCN, KKT…

Để thống nhất các quy hoạch, điều kiện tiên quyết là kết nối hệ thống dữ liệu

Đối thoại chính sách với chủ đề “Dữ liệu quy hoạch: giải pháp kết nối giữa quy hoạch tỉnh và quy hoạch đô thị, nông thôn” vừa được UN-Habitat phối hợp với Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức tại TP. Đà Nẵng. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam” (Dự án ISCB).

Cuộc đối thoại đã tập trung vào các nội dung thu hút sự quan tâm của các chuyên gia quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách và chính quyền các địa phương. Đó là việc tích hợp dữ liệu quy hoạch tỉnh và quy hoạch nông thôn; thực trạng và đề xuất chính sách về dữ liệu quy hoạch từ phía địa phương và các đề xuất trọng tâm liên quan tới các chính sách về dữ liệu quy hoạch.

Luật Quy hoạch đã hệ thống hóa lại toàn bộ hệ thống quy hoạch quốc gia, đồng thời tác động sâu sắc đến hệ thống văn bản pháp luật về quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị trên cả nước.

Tại các địa phương, quy hoạch tỉnh là bản quy hoạch tổng thể, tích hợp đa ngành, kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị - nông thôn.

Duy hoạch xây dựng đô thị nông thôn là quy hoạch ngành đặc thù trong hệ thống quy hoạch quốc gia, được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành có liên quan.

Do đó, yêu cầu về kết nối giữa quy hoạch tỉnh và quy hoạch đô thị - nông thôn là cấp thiết để đảm bảo tính liên tục và thống nhất giữa quy hoạch khác nhau.

Để đảm bảo mục tiêu này, dữ liệu là yêu cầu đầu vào tiên quyết để đảm bảo sự tích hợp, tính kết nối và sự liên tục, thống nhất giữa các quy hoạch khác nhau này.

Các cuộc thảo luận tại cuộc Đối thoại đã bàn đến những giải pháp hữu ích để tiếp tục hoàn thiện các chính sách về quy hoạch. Các ý kiến đang tập trung đề xuất ban hành văn bản thông tư hướng dẫn về nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch; việc thu thập, cập nhật, xử lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.

Các kiến nghị, sáng kiến, giải pháp tại cuộc đối thoại này là những thông tin tham khảo có giá trị đối với UN-Habitat trong việc xây dựng các hoạt động hợp tác sắp tới với Vụ Quản lý quy hoạch và các đơn vị có liên quan khác, nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu tích hợp đa ngành, kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Trình Thủ tướng duyệt tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc do liên danh Đèo Cả đề xuất

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có công văn số 4497/UBND - GT đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) – Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức PPP. Đây là đề xuất dự án của liên danh các nhà đầu tư gồm Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh – Công ty Tập đoàn Nam Miền Trung.

Được biết, trong tờ trình lần này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cập nhật đầy đủ hồ sơ chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định.

Ảnh minh họa.

Theo đề xuất của UBND tỉnh Lâm Đồng, Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có điểm đầu tại Km60+100 (trùng với điểm cuối Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú) tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối Dự án tại Km126+360 (lý trình đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương), giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Tổng chiều dài tuyến khoảng 66 km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km; đi qua tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (qua các huyện: Đạ Huai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc).

Dự án được phân kỳ đầu tư đạt quy mô nền đường tối thiểu là 13,5m (2 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp); các đoạn tuyến đào sâu, đắp cao được nghiên cứu theo quy mô nền đường 22 m, tạo thuận lợi cho giai đoạn mở rộng hoàn chỉnh; các đoạn vượt xa bố trí mặt cắt ngang với quy mô 4 làn xe cơ giới. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư đạt quy mô nền đường rộng 22 m với 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp.

Trong giai đoạn phân kỳ, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022 đến năm 2025; giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư sau năm 2035.

Dự kiến tổng diện tích sử dụng đất của Dự án khoảng 455 ha, trong đó diện tích xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là 186,21 ha, gồm 123,37 ha rừng tự nhiên và 69.85 ha rừng trồng.

Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn phân kỳ là 16.220 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước tham gia là 6.500 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khoảng 1.460 tỷ đồng; vốn huy động khác là 8.260 tỷ đồng.

Dự án thu phí hoàn vốn trong vòng 23 năm 4 tháng với mức phí khởi điểm là 2.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn. Dự án không áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm so với phương án tài chính. Phần doanh thu tăng sẽ được tính toán ở bước tiếp theo.

Hải Dương thông qua 5 nghị quyết về một số dự án đầu tư công

Kỳ họp được tổ chức ngày 24/6, đã thông qua chủ trương đầu tư các Dự án xây dựng nhiều công trình giao thông, gồm tuyến đường và cầu Vạn kết nối Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh với đường dẫn cầu Triều, thị xã Kinh Môn; dự án đầu tư xây dựng Tỉnh lộ 396 kéo dài, đoạn nối từ Tỉnh lộ 391 đến Tỉnh lộ 390.

Theo đó, dự kiến tổng mức đầu tư dự án xây dựng tuyến đường và cầu Vạn kết nối Quốc lộ 37 là 1.296 tỷ đồng, từ ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030. Tổng chiều dài toàn tuyến là 9,72km, trong đó chiều dài tuyến thuộc địa phận TP. Chí Linh khoảng 3,5km; chiều dài cầu Vạn khoảng 0,9km; chiều dài tuyến thuộc địa phận thị xã Kinh Môn khoảng 5,3km.

Phân kỳ 2 giai đoạn đầu tư. Cụ thể, giai đoạn 2021-2025 ưu tiên đầu tư xây dựng tuyến chính đoạn từ km6+150 đến km9+720, nâng cấp mở rộng 2,05km nhánh 1 đường tỉnh 389B, đầu tư các nút giao tại km6+150, km7+350 và km7+720. Giai đoạn 2026-2030 tập trung đầu tư hoàn thành các hạng mục còn lại.

Dự án nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực theo quy hoạch, tạo trục giao thông kết nối đô thị Kinh Môn với đô thị Chí Linh, kết nối liên thông Quốc lộ 37 với Tỉnh lộ 389, Tỉnh lộ 389B hiện có và các tuyến đường quy hoạch; từng bước hình thành tuyến giao thông kết nối các vùng huyện phía Đông Bắc với các tỉnh, thành phố lân cận, tạo không gian phát triển liên vùng, điều kiện thu hút các dự án đầu tư.

Dự án đầu tư xây dựng Tỉnh lộ 396 kéo dài nhằm hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông khu vực theo quy hoạch, hình thành trục vành đai ngoài cùng của tỉnh kết nối các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ và Thanh Hà; kết nối liên thông đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với Quốc lộ 37, tạo thuận lợi về lưu thông và liên kết các huyện phía Đông Nam của tỉnh với các tỉnh lân cận; tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà.

Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 846,4 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030. Giai đoạn 2021-2025, dự án được ưu tiên đầu tư đoạn từ nút giao Tỉnh lộ 390 với đường dẫn cầu Quang Thanh đến nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với Tỉnh lộ 390, huyện Thanh Hà.

Kỳ họp cũng đã thông qua Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở công an cấp xã. Theo đó, hỗ trợ 1,5 tỷ đồng/1 trụ sở đối với trụ sở bố trí 10-15 cán bộ, chiến sĩ; hỗ trợ 1,2 tỷ đồng/1 trụ sở đối với trụ sở bố trí 5-7 cán bộ, chiến sĩ.

Tổng số vốn đầu tư là 250,8 tỷ đồng là ngân sách tỉnh nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025. Ngoài ra, kỳ họp thông qua Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư Dự án phát triển Trường Cao đẳng Nghề Hải Dương với tổng kinh phí 70 tỷ đồng nguồn vốn Trung ương từ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư Dự án trường Trung học Phổ thông Nhị Chiểu, thị xã Kinh Môn (địa điểm mới - giai đoạn 2) với tổng kinh phí 43,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021-2025.

Ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2022 và các dự án đầu tư công đã được thông qua tại kỳ họp lần này sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022. Đồng thời nhanh chóng đưa nguồn lực đầu tư công vào thực hiện, phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện tốt chủ đề của năm 2022 là “Thích ứng linh hoạt, tăng trưởng bứt phá”.

Đối với Dự án Đầu tư, Phát triển Trường Cao đẳng nghề Hải Dương, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh quyết định đầu tư dự án, xác định đây là dự án trọng điểm, chỉ đạo các cơ quan và đơn vị liên quan thực hiện, hoàn thành đúng chủ trương đầu tư đã được phê duyệt.

UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu kỹ tổng mức đầu tư, bố trí nguồn vốn phân kỳ kịp thời, hiệu quả, góp phần triển khai, hoàn thành Đề án Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của công an cấp xã trên địa bàn giai đoạn 2021-2025.

Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các tổ đại biểu, các đại biểu HĐND tập trung đôn đốc, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai các nghị quyết, bảo đảm các dự án, lĩnh vực đầu tư được kỳ họp thông qua thực hiện hiệu quả.

Cũng tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã thử nghiệm tính năng quét mã QR để đại biểu tra cứu tài liệu. Ông Thăng đề nghị trong các hoạt động nghị trường thời gian tới tiếp tục áp dụng và nghiên cứu thêm nhiều ứng dụng hiện đại để đổi mới sáng tạo, phù hợp với tiến trình chuyển đổi số.

Tuyến cao tốc động lực đưa vùng biên phát triển thịnh vượng

Tại buổi làm việc về Dự án đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và Dự án đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp tục rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh, cắt giảm các dự án đầu tư chưa cấp bách, hiệu quả thấp, tập trung nguồn lực để bổ sung phần còn thiếu cho Dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị  - Chi Lăng thuộc Dự án tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Theo PGS.TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, dự án cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn vẫn là đường cụt khi chỉ được đầu tư đến Chi Lăng, cách Lạng Sơn 30 km, cách Hữu Nghị Quan 47 km, lưu lượng phương tiện thưa vắng.

Dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng nằm trọn trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhưng có ý nghĩa quan trọng, bởi sự thành công dự án này là cơ sở để tuyến Đồng Đăng - Trà Lĩnh triển khai bởi tính kết nối đồng bộ.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc triển khai đầu tư, sớm hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và Dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc Dự án tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có ý nghĩa rất quan trọng, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ cao tốc kết nối hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn với mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, đồng thời kết hợp với tuyến từ Lạng Sơn đi Tiên Yên - Quảng Ninh sẽ tạo ra trục giao thông kết nối trực tiếp Cao Bằng, Lạng Sơn ra biển, rút ngắn thời gian lưu thông, tạo hành lang phát triển kinh tế - xã hội, là không gian, động lực phát triển mới cho khu vực miền núi Đông Bắc.

Chung sức khơi thông nguồn vốn

Tại lễ ký kết thoả thuận giữa 2 địa phương cùng các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vốn ngày 18/5/2022, ông Nguyễn Quốc Đoàn, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn đã khẳng định quyết tâm và cam kết của tỉnh Lạng Sơn đối với thực hiện 2 dự án cao tốc, đồng thời cam kết tỉnh sẽ bố trí vốn, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và các công việc khác để triển khai dự án nhanh nhất, sớm nhất.

Được biết, tỉnh Lạng Sơn đã thống nhất tăng phần góp của ngân sách địa phương từ 1.000 lên 2.500 tỷ đồng cho dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng. Đồng thời, tỉnh Cao Bằng cũng cắt bỏ các dự án đầu tư công khác để bổ sung đầu tư 4.080 tỷ đồng cho dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Cùng với đó, ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cam kết thu xếp tài trợ 3.511 tỷ đồng cho dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cam kết tài trợ cho dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh 4.366 tỷ đồng.

Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn đánh giá, dự án khi hoàn thành, không chỉ tỉnh Lạng Sơn và người dân cả nước về với Lạng Sơn cũng được thụ hưởng.

Theo ông Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng, đến nay, dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã cơ bản hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Cả hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Tập đoàn Đèo Cả - nhà đầu tư cùng các ngân hàng đang tích cực triển khai dự án. Tỉnh Lạng Sơn cũng tiếp tục triển khai tuyến Hữu Nghị - Chi Lăng để nối thông toàn tuyến cao tốc.

“Với các bước triển khai tiếp theo của dự án, tỉnh Cao Bằng sẽ nỗ lực cao nhất, đồng hành cùng nhà đầu tư, ngân hàng để hoàn thành tuyến đường cao tốc”, ông Minh nhấn mạnh.

Tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh Lạng Sơn và phát triển kinh tế vùng Đông Bắc; là tuyến huyết mạch trọng yếu, kết nối hành lang kinh tế rất quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như kết nối thị trường Trung Quốc - ASEAN. Đây cũng là 1 trong 7 tuyến cao tốc xuyên tâm kết nối với thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng duyệt Dự án cao tốc An Hữu – Cao Lãnh trị giá 5.886 tỷ đồng

Ngày 24/6,Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 769/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh – An Hữu, giai đoạn 1.

Dự án có chiều dài tuyến khoảng 27,43 km; điểm đầu giao với cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối giao với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; được phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17 m, vận tốc khai thác 80 km/h. 

Từ điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, Dự án đi theo hướng Đông Nam và cách thị trấn Mỹ Tho khoảng 7 km; sau đó đi theo hướng Đông qua giữa khu dân cư và khu sinh thái Xẻo Quýt, vượt qua sông Cái Lân và kết thúc giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. 

Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 5.886 tỷ đồng, được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước; trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 3.486,8 tỷ đồng, bao gồm vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT là 2.282,8 tỷ đồng và vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 1.204 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2006 – 2030, Dự án được bố trí khoảng 2.399,2 tỷ đồng trong nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 theo đúng quy định của pháp luật.

Địa điểm thực hiện Dự án là tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp; thời gian thực hiện công trình là từ năm 2022 đến hết năm 2027. 

Theo Quyết định số 769, Dự án được chia thành 2 dự án thành phần, bao gồm Dự án thành phần 1 (Km0+000 - Km16+000) có chiều dài khoảng 16 km thuộc tỉnh Đồng Tháp, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.640 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 458 tỷ đồng); Dự án thành phần 2 (Km16+000 - Km27+430) có chiều dài khoảng 11,43 km thuộc tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 2.246 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 398 tỷ đồng). 

Dự án được thực hiện theo các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH13 của Quốc hội. 

Về cơ quan chủ quản các dự án thành phần, Quyết định số 769 nêu rõ là thực hiện theo quyết định của Thủ tướng về phân cấp cho UBNF cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc. 

Thủ tướng giao Bộ Giao thông - Vận tải chịu trách nhiệm toàn diện đề xuất phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và các thông tin, số liệu trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án; phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Tiền Giang, UBND tỉnh Đồng Tháp và các bộ, cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai Dự án; thực hiện kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng công trình theo đúng quy định của pháp luật. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan rà soát, cân đối nguồn vốn để triển khai Dự án theo tiến độ, đúng quy định của pháp luật. 

Các cơ quan được giao chủ quản dự án thành phần được giao nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình triển khai dự án thành phần; phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án thành phần trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tự theo đúng quy định của pháp luật. 

Đồng thời chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông - Vận tải và các bộ, ngành có liên quan trong quá trình triển khai Dự án, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước. 

Tin liên quan
Tin khác