Foxconn hướng tới việc thay thế công nhân bằng robot với mục đích tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận. Đương nhiên, không thể phủ nhận rằng giá robot ngày càng đắt, nhưng theo thời gian, chúng vẫn rẻ hơn so với việc thuê và sử dụng lao động.
Trước đây, Foxconn đã bị báo chí lên án về việc đối xử với nhân viên của mình và Apple cũng phần nào nhận được nhiều phản ứng dữ dội. Vào năm 2012, Apple đã bắt đầu điều tra các điều kiện làm việc tại các nhà máy của Foxconn, khiến Foxconn phải bắt đầu cải thiện điều kiện làm việc.
Tất nhiên, Apple cũng khá quan tâm đến robot. Công ty này gần đây đã tiết lộ một robot mới có tên Liam, được thiết kế để nhanh chóng tách rời các thiết bị đã qua sử dụng để các bộ phận của chúng nhanh chóng được tái chế. Các công ty khác cũng đang "nối gót" theo Apple.
Cựu CEO của McDonald, Ed Rensi gần đây nói rằng việc công ty đầu tư vào nhân công robot cũng giúp tăng mức lương tối thiểu cho nhân viên. Trong một buổi phỏng vấn với Fox Business, Rensi đã nói: "Việc mua một cánh tay robot 35.000 USD rẻ hơn là thuê một nhân viên làm việc không hiệu quả, với mức lương 15 USD một giờ đóng bao khoai tây chiên kiểu Pháp".
Theo South China Morning Post, nhà máy Foxconn ở Côn Sơn này đã sản xuất 51 triệu laptop và 20 triệu smartphone vào năm ngoái. Qua thời gian, các nhà máy Foxconn đang ngày càng được tự động - không chỉ để tiết kiệm tiền, mà còn để tiếp tục đáp ứng nhu cầu của Apple. Foxconn thường xuyên thuê lao động thêm để đáp ứng nhu cầu sản xuất khi iPhone mới ra mắt.
Hiện không chỉ Foxconn mà ở các nhà máy khác trong thành phố Côn Sơn của Trung Quốc cũng sẽ làm điều tương tự, điều này có thể có tác động tai hại đến dân số của khu vực, phần lớn là lao động nhập cư. Thực tế, theo South China Morning Post, khoảng 600 công ty trong khu vực này có kế hoạch dựa nhiều hơn vào tự động hóa trong tương lai.
Đồng thời, chính quyền thành phố Côn Sơn cũng nói với South China Morning Postrằng, 35 công ty ở Đài Loan đã chi ra 4 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 610 triệu USD) để đầu tư nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (A.I).