Doanh nghiệp
Giải pháp đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông
Minh Hải - 31/03/2017 09:21
Tập đoàn MHI, với việc phát triển hệ thống giao thông thông minh, đã đạt nhiều thành công khi giải quyết các thách thức về giao thông đường bộ. Tập đoàn đang tích cực góp phần xây dựng quy hoạch hạ tầng đường bộ của Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN

Đề án “Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn kết phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực” đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt tại Quyết định số 1734/QĐ-TTg, ngày 6/9/2016, với định hướng về việc đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc để phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 2.000 - 2.500 km, trên tổng số khoảng 6.400 km đường cao tốc cần đầu tư theo quy hoạch.

Song hành với mục tiêu trên, việc triển khai hệ thống giao thông thông minh (ITS) là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm phục vụ cho công tác vận hành quản lý, giám sát hệ thống giao thông vận tải.

Thử nghiệm hệ thống ETC theo hình thức thu phí đa làn không dừng tại Malaysia.

MHI với các giải pháp ITS hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội

Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries, Ltd. (MHI) hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bao gồm cung cấp các giải pháp hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, đã giới thiệu giải pháp ITS sử dụng các công nghệ thông tin, truyền thông và điều khiển tiên tiến nhất để hỗ trợ vận hành thuận tiện và hiệu quả hệ thống giao thông đường bộ. Với giải pháp này, MHI đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong giải quyết các thách thức  như tai nạn, ùn tắc và thiệt hại về môi trường trên toàn cầu.

Công nghệ ITS hiện đang được sử dụng ở nhiều thành phố và quốc gia trên thế giới. Có thể kể đến Hệ thống thu phí tự động (ETC) để tự động thu phí giao thông ở các lối vào đường cao tốc, Hệ thống thu phí nội đô (ERP) để thu phí xe hơi đi trong thành phố. Những hệ thống này cho phép dòng xe cộ lưu thông trơn tru, giảm ùn tắc, giảm chi phí bảo trì và góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng. 

Tập đoàn MHI đã là nhà cung cấp một số lượng lớn các hệ thống ITS và các sản phẩm liên quan, từ thiết bị OBU của hệ thống ETC, hệ thống điều khiển giao thông cho đến hệ thống tính phí đậu xe. MHI đi đầu trong việc tích hợp thành công công nghệ ITS vào các dự án đang được triển khai ở Việt Nam, Singapore, Malaysia và nhiều quốc gia khác.

MHI song hành cùng sự phát triển của Việt Nam

Tại Việt Nam, số lượng xe ô tô ngày càng gia tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là mạng lưới đường bộ.

Hiện tại, Việt Nam đã có hơn 3 triệu xe ô tô được đăng ký và được dự báo sẽ tăng thêm 300.000 chiếc mỗi năm.  Một số hệ thống ETC đã được đưa vào vận hành, tuy nhiên, quy mô còn hạn chế và không theo kịp với sự phát triển của giao thông đường bộ. Hệ quả là, tình trạng ùn tắc thường xuyên diễn ra ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Như đã đề cập ở trên, để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch  phát triển một mạng lưới đường cao tốc có tổng chiều dài đến 6.400 km theo quy hoạch. Trong đó, đến năm 2020, có khoảng 2.000 - 2.500 km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Việc phát triển mạng lưới đường bộ sẽ tập trung vào theo tuyến cao tốc Bắc - Nam kết nối giữa TP. Hà Nội và TP.HCM với tổng vốn đầu tư vào khoảng 48 tỷ USD. Việc sử dụng các hệ thống thu phí tự động ETC và điều khiển giao thông cũng trong quy hoạch này.

Với cam kết song hành cùng sự phát triển của Việt Nam, Tập đoàn MHI đang tích cực góp phần xây dựng quy hoạch cơ sở hạ tầng đường bộ của Việt Nam. Trong năm 2016, MHI đã cung cấp các ăng-ten và 50.000 thiết bị trên xe (OBU) của hệ thống ETC cho ITS trên đoạn đường cao tốc Bắc - Nam dài 55 km giữa TP.HCM và Cần Thơ do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) xây dựng.

Hệ thống giao thông thông minh (lntelligent Transport System - ITS) là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ bao gồm các thiết bị cảm biến, điều khiển điện tử, tin học và viễn thông trong lĩnh vực giao thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải.

Với nhiều hệ thống truyền thông ITS khác nhau được đưa vào vận hành, điều quan trọng là cần đảm bảo tích hợp đầy đủ. Để đạt được điều này, MHI đang tiến hành kiểm tra tích hợp rộng rãi thông qua sự phối hợp của Ngân hàng VietinBank và Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản. Vào tháng 3/2016, MHI đã hoàn thành thành công giai đoạn đầu tiên thử nghiệm này.

Ông Masahiko Takenaka,  Trưởng bộ phận tại Công ty MHI Mechatronics Systems (một công ty con của MHI chuyên về công nghệ ITS), đã chia sẻ: "Hệ thống ITS với đa dạng các sản phẩm của chúng tôi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa một xã hội bền vững và thân thiện với môi trường. Tại Việt Nam, chúng tôi đang nỗ lực góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc trên các tuyến đường cao tốc, điều phối lưu lượng giao thông và cải thiện tiết kiệm nhiên liệu thông qua các công nghệ tiên tiến".

Vào năm 2015, một hệ thống điều khiển giao thông quan trọng do MHI xây dựng đã chính thức đi vào hoạt động tại Sri Lanka. Tại Malaysia, MHI cũng đã tiến hành các thử nghiệm đối với hệ thống ETC theo hình thức thu phí đa làn không dừng (MLFF), cho phép xe đi qua và trả phí cầu đường mà không cần giảm tốc độ. Ngoài ra, hệ thống ERP mà MHI cung cấp cách đây 18 năm hiện vẫn đang được vận hành.

Tập đoàn MHI sẽ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và cung cấp các giải pháp ITS để giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông, cải thiện an toàn đường bộ, tạo môi trường giao thông thoải mái và thuận tiện cho người dân Việt Nam cũng như thế giới trong thời gian tới.n

Tin liên quan
Tin khác