Mức giảm giá nhanh và mạnh 23% của VN-Index đưa TTCK Việt Nam vào Top giảm mạnh nhất thế giới từ đầu năm đến nay, chỉ sau Nga và Hungary. Nhiều ý kiến chuyên gia liên tục đưa ra nhận định, tín hiệu kỹ thuật VN-Index đang đi vào quá bán ngắn trung hạn.
Ông Phan Tấn Nhật, Trưởng nhóm phân tích CTCK SHS tại TP.HCM cho biết, đây là trường hợp chỉ xảy ra trong tháng 2, 3/2020 - thời điểm dịch bệnh và tháng 12/2011, 1/2012 tính từ khi VN-Index tạo đáy sau khủng hoảng tháng 3/2009. VN30 chỉ xảy ra tín hiệu quá bán tương tự ở thời điểm dịch bệnh mà vẫn chưa có nhịp hồi phục ngắn hạn. Dẫn đến tình trạng tê liệt trong ngắn hạn.
Theo ông Nhật, trong lịch sử, ngoại trừ trường hợp khủng hoảng mạnh năm 2008, 3/2009 và thời điểm dịch bệnh năm 2020 thì xảy ra tình trạng quá bán tiếp tục trong vùng quá bán 3 - 4 tuần với mức giảm thêm của VN-Index khoảng 7-12%, khi bắt đầu vào quá bán thì đều phục hồi trở lại ở tuần tiếp theo sau.
Như vậy, hy vọng thị trường không phải đang ở trường hợp khủng hoảng kinh tế hay đại dịch…để phục hồi trở lại trong tuần sau.
Với nhịp giảm giá mạnh, VN-Index đã xuyên thủng hỗ trợ cứng 1.200 điểm, tiến gần đến đỉnh lịch sử 1.170 điểm + thiết lập năm 2008 - là vùng đỉnh mà mất rất nhiều năm, VN-Index mới vượt qua trong năm 2021.
Tổng vốn hóa thị trường hiện tại là tổng vốn hóa thị trường hiện tại là 287+- tỷ USD_83%+-/GDP danh nghĩa 2021. Vốn hóa VN30 148+- tỷ USD_51%+- vốn hóa toàn thị trường.
Với rất nhiều mã suy giảm mạnh hơn 50% tính từ đỉnh giá 1.530 điểm đã đưa mặt bằng giá cổ phiếu về vùng giá rất thấp, tương đương vùng giá đỉnh năm 2018. Theo ông Nhật, thống kê cho thấy sau nhịp điều chỉnh mạnh đã có gần 40% số mã có thị giá dưới giá trị sổ sách. Điều này có nghĩa là, ở vùng giá hiện tại, xét tổng vốn hóa của thị trường so với tăng trưởng GDP của nền kinh tế, cũng như thị giá so với giá trị sổ sách của nhiều công ty niêm yết là đang ở vùng giá rẽ. Được xem là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư vẫn trung dài hạn vẫn duy trì được nguồn lực giải ngân tốt.
Mặc dù định giá thị trường đang quay về vùng giá năm đỉnh giá năm 2018 và thời điểm vượt vùng đỉnh lịch sử 3-4/2021, nhưng vấn đề của thị trường hiện tại là thanh khoản, với mức thanh khoản trung bình của VNindex là 600-650 triệu cổ phiếu/phiên.
Thanh khoản thị trường đang ở mức tê liệt, thấp nhất trong gần 2 năm qua tương đương thời điểm thị trường phục hồi sau đại dịch tháng 11/2020 và cũng là thời điểm bùng nổ số lượng tài khoản mớ mới của nhà đầu tư cá nhân. Để thị trường có thể cải thiện tích cực thì cần cải thiện thanh khoản trở lại với sự hỗ trợ của dòng tiền lớn, nhà đầu tư tổ chức, tạo lập…
Ông Nhật cho rằng, để cải thiện thanh khoản, cải thiện tâm lý khi số lượng nhà đầu tư với hơn 5 triệu tài khoản, 5% dân số trong giai đoạn giảm giá quá mạnh đã mất phương hướng sàng lọc mạnh. Tránh tình trạng giảm mạnh đến mức được xem là “thanh lọc” nhà đầu tư mới.