Còn theo điều tra của VCCI, công nghệ số có vai trò tác động to lớn đối với họat động của doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2015, 95% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Internet. Tuy nhiên, có tới 60% doanh nghiệp gặp khó khăn trong ứng dụng Internet. Những doanh nghiệp ứng dụng CNTT hiệu quả thường dễ tiếp cận thông tin chính sách, pháp luật hơn, thực hiện các thủ tục hành chính nhanh chóng và quan trọng là có kết quả kinh doanh tốt hơn.Việt Nam đứng thứ 85/141 doanh nghiệp sẵn sàng số, tinh thần khởi nghiệp của người Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới.
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đánh giá, làn sóng công nghệ số đang phát triển nhanh chóng và có tác động mạnh mẽ tới cả doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp nhận và ứng dụng hiệu quả các công nghệ này là cách thức đi tắt, đón đầu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bản thân các cơ quan nhà nước cũng cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng một thể chế chính sách tối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.
"Có tới 98% doang nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng lại mang đến 51% tổng số việc làm và đóng góp 40% GDP. Internet đang mở ra một cơ hội cực kỳ rộng lớn cho họ, vượt khỏi biên giới Việt Nam. Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng có động lực lớn, có vòng tay lớn nắm bắt cơ hội sẽ vươn mình nhanh chóng thành doanh nghiệp lớn", ông Lộc nói.
Đại diện Google phát biểu tại Hội thảo. |
Theo Google, hiện có khoảng 52 triệu người Việt Nam kết nối trực tuyến và Việt Nam là quốc gia có dân số kết nối trực tuyến lớn thứ 5 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Có tới 55% người Việt sở hữu Smartphone trong khi chỉ có 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Người Việt Nam dùng điện thọai di động cho nhiều họat động khác nhau từ tìm kiếm thông tin, xem video, tìm đường đi, kiểm tra tình trạng giao thông và quản lý danh sách mua hàng...
Tuy nhiên, theo đại diện Google, đến nay việc số hóa của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân. Đó là việc thiếu nhận thức về lợi ích của kết nối trực tuyến , cho rằng việc số hóa sẽ tốn nhiều chi phí và thiếu cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, thiếu chuyên môn kỹ thuật nội bộ, thói quen dùng tiền mặt của xã hội, vấn đề bảo mật...
Ông Kevi O'Kane, Giám đốc Điều hành khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (Google Châu Á Thái Bình Dương) cho rằng, mỗi doanh nghiệp Việt Nam, dù họat động ở bất kể ngành nghề gì, đều có thể trở thành một doanh nghiệp thương mại điện tử vì các bạn có sẵn lượng khách hàng kết nối trực tuuyến và trên nền tảng di động. Các khách hàng đều kỳ vọng vào sự hiện diện của các doanh nghiệp trong môi trường thương mại điện tử. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn chưa thể cung cấp các trải nghiệm thương mại di động, thậm chí còn chưa triển khai thương mại điện tử.
"Điều này khiến các doanh nghiệp gần như vô hình với hơn một nửa dân số Việt Nam cũng như phần còn lại của thế giới đang kết nối trực tuyến", ông Kevi O'Kane nói.
Để "lấy ví dụ" cho việc Internet giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ "vươn vai" lớn mạnh nhờ Internet, tại Hội thảo Google đã chiếu 1 clip giới thiệu về một hộ cá thể kinh doanh cá kho ở làng Vũ Đại (tỉnh Hà Nam). Từ một hộ cá thể kho cá bán trong làng, trong xã, nhờ việc quảng bá trên Internet, anh Nguyễn Bá Toàn đã mang thương hiệu cá kho làng Vũ Đại ra khắp Việt Nam và Thế giới, doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ đồng.