Đã có 20 tỉnh, thành phố dán tem niêm phong đồng hồ công tơ tổng của phương tiện đo xăng dầu. Ảnh Phan Thu |
Trong 134 đơn vị nợ thuế, phí lần này có 126 doanh nghiệp nợ tiền thuế, phí với số tiền hơn 150,8 tỷ đồng và 8 doanh nghiệp nợ tiền thuê đất với số nợ 11,6 tỷ đồng.
Đứng đầu danh sách nợ thuế, phí đợt này là Công ty Cổ phần Sản xuất Thanh Vân (Thôn Điền Thanh, xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) với số tiền nợ hơn 12 tỷ đồng. Theo sau là Công ty Cổ phần Đầu tư SICO (Xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) và Công ty Cổ phần Ô tô REGAL (Số 1- Lô 3A, đường Trung Yên 11, phường Trung Hoà, Hà Nội) với số nợ lần lượt là 10,6 tỷ đồng và 7 tỷ đồng.
Về số nợ tiền thuê đất, Công ty TNHH Anh Trí (Cụm Công nghiệp Ngọc Liệp, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội) có số nợ cao nhất là hơn 3 tỷ đồng.
Được biết, trước đó Cục Thuế Hà Nội đã công khai đợt 1 năm 2017 danh sách 149 đơn vị nợ thuế với tổng số tiền nợ 109,2 tỷ đồng. Kết quả sau công khai đã có 68 trên tổng số 149 đơn vị thực hiện nộp thuế với số thuế đã nộp là 5,2 tỷ đồng.
Theo Cục Thuế Hà Nội, công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố là một thách thức phải vượt qua của cả cơ quan Thuế và doanh nghiệp nhằm đảm bảo ổn định thu ngân sách nhà nước. Với sự hỗ trợ từ phía cơ quan Thuế, đại đa số người nộp thuế đã chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật dẫn đến nợ thuế kéo dài.
Cục Thuế Hà Nội kỳ vọng, với sự nỗ lực của cơ quan Thuế và sự phục hồi của nền kinh tế, các chủ dự án, doanh nghiệp sẽ sớm thu xếp được nguồn tài chính để nộp các khoản tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước trước khi cơ quan Thuế áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn.