Y tế - Sức khỏe
Hà Nội: Số điểm quét mã QR tạo mới tăng vọt, với 49.426 điểm
Hạnh Nguyên - 24/09/2021 21:13
Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, trong ngày 23/9/2021, số điểm quét mã QR tạo mới tăng vọt, với 49.426 điểm...

Trung bình mỗi ngày có khoảng 200 nghìn lượt quét QR

Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Thành phố Hà Nội cho biết, tính từ 18h00 ngày 23/9/2021 đến 18h00 ngày 24/9/2021, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 6 ca mắc mới, trong đó có 2 ca cộng đồng và 4 ca tại khu cách ly, phong tỏa. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.961 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.601 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.360 ca.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, trong ngày 23/9/2021, số điểm quét mã QR tạo mới tăng vọt, với 49.426 điểm.

Tính đến ngày 23/9/2021, Thành phố Hà Nội có tổng số tờ khai báo y tế trên hệ thống phần mềm là 8.117.734; số tờ khai trong ngày là 136.989 tờ khai, tăng 48.891 so với ngày hôm trước (88.098), trung bình 7 ngày 75.200 trường hợp.

Ngày 23/9/2021, có tổng cộng 515 người khai báo tình hình ho sốt khó thở, tăng 11 trường hợp so với ngày hôm trước (504); trong đó có 235 người khai báo ho, sốt qua bluezone, giảm 9 so với ngày hôm trước (244); có 280 người khai báo ho sốt qua tokhaiyte, tăng 20 trường hợp so với ngày hôm trước (260).

Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, trong ngày 23/9/2021, số điểm quét mã QR tạo mới tăng vọt, với 49.426 điểm. Số điểm thường xuyên quét mã QR trên địa bàn Thành phố trong 7 ngày qua là 41.289 điểm; trung bình mỗi ngày có khoảng 200 nghìn lượt quét QR.

Tổng số địa điểm quét mã QR đến ngày 23/9/2021 là 358.726, trong đó, Quốc Oai là huyện tạo nhiều điểm quét mã QR nhất trong 7 ngày qua (với 42.765 điểm).

Các quận, huyện có nhiều lượt quét nhất là: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Thanh Oai.

Tuy nhiên, còn 24 xã/phường/thị trấn không có lượt quét mã QR phát sinh trong ngày như: Chương Mỹ (1 xã: Đông Phương Yên), Gia Lâm (1 xã: Trung Mầu), Hoài Đức (2 xã: Đông La, Tiền Yên), Thanh Trì (1 xã: Yên Mỹ), Mê Linh (4 xã: Chu Phan, Hoàng Kim, Tiến Thịnh, Tự Lập), Phúc Thọ ( 1 xã: Sen Phương), Mỹ Đức ( 1 xã: Đại Hưng), Quốc Oai (1 xã: Tân Hòa Hòa), Sóc Sơn (2 xã:Đông Xuân, Xuân Thu) Thanh Oai (6 xã: Mỹ Hưng, Thanh Thùy, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Xuân Dương), Thường Tín (7 xã: Chương Dương, Lê Lợi, Tự Nhiên, Tiền Phong, Thư Phú, Tân Minh, Nghiêm Xuyên).

Từ 12h00 ngày 23/9/2021 đến 12h00 ngày 24/9/2021, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tiếp nhận thêm 485 cuộc gọi, tin nhắn, trong đó giải đáp 453 phản ánh, chuyển xử lý 32 phản ánh. Lũy kế từ ngày 22/7/2021 đến thời điểm báo cáo: 32.833 cuộc gọi, tin nhắn. Trong đó, giải đáp 27.058 phản ánh, chuyển xử lý 5.775 phản ánh.

Tình hình tiếp nhận, xử lý thông tin từ Tổng đài 1022: Tính từ 12h00 ngày 23/9/2021 đến 12h00 ngày 24/9/2021 đã tiếp nhận 623 cuộc gọi đến, trong đó cuộc đáp ứng là 379 cuộc, đạt 60.83% Đã giải đáp/xử lý/tư vấn 357 cuộc, chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 22 cuộc.

Tổng số cuộc gọi đi chăm sóc sức khỏe chủ động (đối với nhánh 3) là 47 cuộc gọi đi thành công; Số người được tư vấn, chăm sóc F0 là 47.

Hỗ trợ cho các đối tượng với tổng kinh phí 1.318,567 tỷ đồng

Về công tác an sinh, đến 16h, ngày 24/9/2021, các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã thực hiện chính sách của Trung ương, đặc thù của thành phố Hà Nội và huy động xã hội hóa để quyết định hỗ trợ cho các đối tượng với tổng kinh phí 1.318,567 tỷ đồng (trong đó, ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 940,454 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 378,113 tỷ đồng).

Đến nay, các tổ chức chính trị, xã hội và một số quận, huyện, thị xã đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà của các nhà hảo tâm để cùng chung sức tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa giúp đỡ, hỗ trợ cho 1,051 triệu lượt người, hộ gia đình còn khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền 288,839 tỷ đồng.

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã vận động các nguồn lực xã hội hóa 104 tỷ 147,472 triệu đồng để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu và hỗ trợ người lao động trong các khu cách ly tập trung, ủng hộ “Quỹ vắc-xin” và “Quỹ phòng, chống dịch Covid-19”của Thành phố ...

Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội triển khai 95 chuyến “Xe buýt Siêu thị 0 đồng” với 46.027 “Túi An sinh Công đoàn” để hỗ trợ cho hơn 46.027 đoàn viên, CNLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở với tổng trị giá hàng hóa 9 tỷ 205,4 triệu đồng…

Cũng theo Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Thành phố Hà Nội, tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn Thành phố trong ngày 23/9/2021 nhìn chung ổn định, các quận/huyện chủ động đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho các khu vực phong tỏa, cách ly y tế. Nguồn cung hàng hóa tại các hệ thống phân phối (siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi…) dồi dào.

Trên địa bàn Thành phố có 103 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 449 chợ có kinh doanh thực phẩm, 473 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và 9.479 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Từ ngày 23/7/2021 đến ngày 21/9/2021, lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải đã tiến hành kiểm tra 2.017.260 lượt phương tiện (bình quân 1 ngày khoảng 38 đến 40 nghìn lượt phương tiện) có thẻ nhận diện xe ưu tiên trên “luồng xanh” lưu thông qua các chốt trực, phát hiện 9 trường hợp vi phạm, đã bàn giao lực lượng Công an xử lý theo quy định, phát hiện và thu hồi 31 thẻ nhận diện phương tiện có dán mã QRCode đã hết thời hạn; yêu cầu 46.964 phương tiện không đủ điều kiện quay lại nơi xuất phát.

Từ ngày 21/9/2021, thực hiện Chỉ thị số 22/CT-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố, lượng phương tiện vào và ra Thành phố, lưu thông qua 22 chốt trực kiểm soát dịch bệnh tại các cửa ngõ lớn ra, vào Thành phố tăng cao, trong 03 ngày (từ ngày 21/9 đến ngày 23/9) đã có tổng số 161.132 lượt phương tiện có dán mã QRCode lưu thông trên luồng xanh qua các chốt trực (bình quân 54 nghìn lượt phương tiện/ngày), tăng khoảng 41% so với thời gian trước đó.

Ngoài ra, lượng phương tiện cá nhân, xe ô tô con, xe máy và phương tiện khác lưu thông trên các làn đường do lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm soát cũng tăng cao, dẫn đến tình trạng phương tiện lưu thông chậm qua các chốt kiểm soát, một số chốt trực xảy ra ùn kéo dài vào các giờ cao điểm (sáng từ 07h30 đến 09h00, chiều từ 16h00 đến 18h00).

Thanh tra Sở đã bổ sung 4 đồng chí/ca trực làm nhiệm vụ tại các vị trí nêu trên, phối hợp với Cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng tại chốt tiến hành phân luồng, hướng dẫn phương tiện từ xa, mở thêm làn đường cho phương tiện lưu thông nhanh qua chốt, chỉ tiến hành kiểm tra xác suất đối với các phương tiện được cấp giấy nhận diện có mã QR Code theo quy định.

Kết quả kiểm tra các phương tiện được cấp thẻ nhận diện xe ưu tiên trên “luồng xanh” lưu thông qua 22 vị trí chốt trực cửa ngõ ra, vào Thành phố: Trong ngày 23/9/2021 (từ 6h00 ngày 23/9/2021 đến 6h00 ngày 24/9/2021), đã có tổng số 57.072 phương tiện được dán thẻ nhận diện có mã QRCode, đảm bảo điều kiện quy định về y tế lưu thông qua chốt, không phát hiện vi phạm; yêu cầu 2.395 phương tiện không đảm bảo điều kiện theo quy định quay lại nơi xuất phát (2.341 trường hợp Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 đã hết hạn, 54 trường hợp đi không đúng tuyến, hành trình đã đăng ký).

Lũy kế từ 6h00 ngày 24/7/2021 đến 6h00 ngày 24/9/2021, đã tiến hành kiểm tra, cho phép 2.178.192 lượt phương tiện có thẻ nhận diện xe ưu tiên trên “luồng xanh” lưu thông qua các chốt trực.

Tin liên quan
Tin khác