Nút giao 4 tầng hiện đại nhất Thủ đô nằm tại điểm giao cắt giữa đường vành đai 3 (gồm tuyến trên cao và mặt đất) với tuyến đường Nguyễn Trãi huyết mạch nối từ phía tây nam vào trung tâm Hà Nội. |
Theo đó, các trục đường này có quy mô mặt cắt ngang từ 40-60m cho tối thiểu 6 làn xe cơ giới, bao gồm trục Tây Thăng Long đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Sơn Tây dài khoảng 20km; trục Hồ Tây - Ba Vì đoạn Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Hòa Lạc dài khoảng 25km; trục Hà Đông - Xuân Mai đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Xuân Mai dài khoảng 20km; trục Ngọc Hồi - Phú Xuyên đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Phú Xuyên dài khoảng 25km.
Ngoài ra, mạng lưới đường ngoài đô thị cũng sẽ xây dựng 31 trục đường tỉnh, đường liên huyện có tính chất quan trọng về giao thông với chiều dài khoảng 611km theo quy mô đường cấp III và cấp II đồng bằng trên cơ sở bám theo các đường tỉnh hiện có và bổ sung các trục mới gồm: Đường trục phát triển kinh tế Bắc - Nam; Đường trục phát triển kinh tế phía Nam có kết nối với đường Bái Đính - Ba Sao; Đường trục Đỗ Xá - Quan Sơn; Đường trục Chúc Sơn - Miếu Môn - Hương Sơn.
Về việc xây dựng các tuyến đường vành đai giao thông liên vùng, tuyến đường vành đai 4 với chiều dài khoảng 148km cũng sẽ được xây mới. Trong đó đoạn phía Nam quốc lộ 18 đã được phê duyệt với chiều dài khoảng 98km, mặt cắt ngang cơ bản là 120m. Đoạn đi trùng đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long từ Hiền Ninh tới Kim Lũ được điều chỉnh đi về phía Bắc sân bay Nội Bài, đoạn từ Hiền Ninh - Nỉ - Bắc Giang xây dựng đường với quy mô tương đương đường cấp II. Bên cạnh đó, cũng sẽ tiến hành xây dựng đường Vành đai 5 theo quy hoạch đã được phê duyệt bao gồm các đoạn đi mới và các đoạn đi trùng đượng hiện tại với tổng chiều dài khoảng 375km, quy mô tối thiểu 4 làn xe qua các tỉnh, TP: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.