Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính xem xét, đề xuất giải pháp, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản, tăng năng suất lao động trong ngành, đồng thời hạn chế xuất khẩu |
Sau khi nhận được báo cáo của Hiệp hội xi măng Việt Nam về tình hình phát triển ngành xi măng Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính xem xét, đề xuất giải pháp, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản, các nguồn năng lượng phục vụ sản xuất xi măng, tăng năng suất lao động trong ngành; đồng thời hạn chế xuất khẩu.
Sau năm 2010, do nguồn cầu trong nước giảm, ngành xi măng Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nhằm cứu vãn hàng loạt các dự án mới đầu tư và đang ở chu kỳ trả nợ. Sản lượng xuất khẩu liên tục tăng và đến nay, có xu hướng tăng đột biến, do các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung quốc và Thái lan có chủ trương cắt giảm sản lượng ngành này.
Xi măng là một ngành sản xuất cần khai thác một lượng lớn tài nguyên khoáng sản (đá vôi, đất sét, phụ gia…) và tiêu thụ điện năng rất lớn. Mặt khác, trình độ công nghệ và quản trị của ngành xi măng còn ở mức độ rất hạn chế, gây lãng phí lớn nguồn tài nguyên khoáng sản. Năng suất lao động thấp, tỷ suất tiêu hao năng lượng lớn trên tấn xi măng.
Sau khi xem xét, Chỉnh phủ cho rằng ngành xi măng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và đặc biệt cần hạn chế xuất khẩu xi măng.
Với chủ trương này, các nhà sản xuất xi măng Việt Nam cần xem xét, điều chỉnh chiến lược sản xuất, tập trung thị trường nội địa. Về lâu dài, thị trường trong nước vẫn là chủ yếu và tăng trưởng bền vững. Xuất khẩu chỉ là giải pháp tạm thời, thực tế không đem lại nhiều lợi ích cho đất nước về lâu dài.
Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), 4 tháng đạt khoảng10 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ
Trong quý I/2018, xuất khẩu xi măng sang các thị trường đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái; Xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á tăng trên 40% cả về lượng và kim ngạch. Trong đó, xuất khẩu sang Đài Loan tăng mạnh nhất, tiếp đó là Malaysia, Bangladesh và Philippines.
Một trong những yếu tố khiến xuất khẩu xi măng thuận lợi là chính sách phát triển vật liệu xây dựng của Trung Quốc đã giảm đáng kể sản xuất để bảo vệ môi trường. Cùng với đó là những thay đổi về chính sách, giá thành sản phẩm tăng, đẩy giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến xuất khẩu xi măng của Việt Nam tăng lên.
Xuất khẩu xi măng đã vượt mong đợi trong năm 2017 với sản lượng trên 20 triệu tấn, tăng 35,6% về lượng và 26% về trị giá, đạt 705 triệu USD, hỗ trợ đáng kể cho việc hoàn thành tiêu thụ của toàn ngành xi măng.
Cần phải nói thêm, năm 2017 là năm xuất khẩu xi măng, clinker thành công sau khi tăng trưởng âm trong năm 2016. Năm 2016, xuất khẩu xi măng đã giảm 7,3% về lượng và giảm 16% về trị giá so với 2015.
Một trong những yếu tố khiến xuất khẩu xi măng thuận lợi là chính sách phát triển vật liệu xây dựng của Trung Quốc đã giảm đáng kể sản xuất để bảo vệ môi trường, nên Việt Nam đang là nước xuất khẩu clinker cho Trung Quốc.