Tiêu dùng
Hàng Việt “phủ sóng” siêu thị
Thế Hải - 11/07/2014 06:47
Hiện tại, 80 - 90% hàng hóa sản xuất trong nước đã “phủ sóng” các siêu thị, điểm bán hàng bình ổn giá.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hàng Việt Nam thâm nhập Nam Phi
Tổ chức những ngày hàng Việt tại CHLB Đức
Cơ hội vàng đưa hàng Việt sang Nga

Qua 5 năm triển khai (2009-2013), Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không đơn thuần chỉ góp phần đưa hàng hóa sản xuất trong nước đến gần hơn với người tiêu dùng. Cái được lớn hơn là Cuộc vận động này đã góp phần giúp các nhà sản xuất không ngừng đổi mới, sáng tạo để đưa ra thị trường nội địa các sản phẩm có chất lượng, theo kịp được nhu cầu và thị hiếu của người dân.

   
  Hapro hiện đã phát triển được gần 100 điểm bán lẻ với 80% hàng hoá bày bán có nguồn gốc nội địa  

Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, tỷ trọng hàng hóa có nguồn gốc nội địa hiện chiếm khoảng 80% tổng cơ cấu hàng hóa kinh doanh trong toàn hệ thống bán lẻ của Hapro.

Hapro hiện đã phát triển được gần 100 điểm bán lẻ, gồm 40 cửa hàng tiện ích và siêu thị, 44 cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn Haprofood và hệ thống các cửa hàng chuyên doanh, 2 trung tâm mua sắm Hapro Shopping Centre, 3 trung tâm kinh doanh chợ…, với doanh thu 9.000 tỷ đồng/năm.

Nếu 80% hàng hóa được lưu thông tại hệ thống Hapro là hàng nội, thì Vinatex Mart, siêu thị bán lẻ hàng dệt may, tiêu dùng của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) lại khẳng định gần 100% sản phẩm bày bán tại Vinatex đều là hàng Việt Nam.

Với hệ thống gồm hơn 100 siêu thị bán lẻ, Vinatex Mart đang đảm nhiệm sứ mệnh đưa hàng Việt đến với người Việt.

Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó tổng giám đốc Vinatex cho biết, phát triển thị trường nội địa là chiến lược quan trọng của Vinatex. Sau 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tổng doanh thu nội địa của Vinatex tăng từ 15.740 tỷ đồng năm 2010, lên 20.800 tỷ đồng năm 2013. Doanh thu nội địa trong 6 tháng đầu năm 2014 của Vinatex ước đạt 11.086 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013.

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, hàng Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân. Sự hưởng ứng của các nhà sản xuất, doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng với sản phẩm nội địa đã tạo nên xu hướng lựa chọn tiêu dùng hàng Việt Nam, qua đó thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa-dịch vụ, của doanh nghiệp Việt Nam.

Tạo nên cuộc “phủ sóng” ngày một dày của hàng Việt trên thị trường, còn có sự hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp bán lẻ lớn, như Saigon Co.op, Hapro, Phú Thái, Satra, FiviMart, OceanMart, Intimex…

Trong 5 năm qua, Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức được gần 2.000 đợt bán hàng về nông thôn, với hơn 53.000 lượt doanh nghiệp tham gia, với hơn 48.000 gian hàng, thu hút hơn 3 triệu lượt người dân địa phương tới tham quan, mua sắm và doanh thu mang lại là hơn 34.470 tỷ đồng.

Mua chợ ở Mỹ để bán hàng Việt

(Baodautu.vn) Mọi người vẫn nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” hay “một nghề cho chín còn hơn 9 nghề”. Thế nhưng, trong kinh doanh, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đó là phải biết nhanh nhạy nắm bắt cơ hội.  Dr Thanh: Đã qua giai đoạn "làm nháp"

Tin liên quan
Tin khác