Doanh nghiệp
HDBank được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu Nhất của Thập kỷ
Thùy Vinh - 09/08/2018 17:05
Tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam thường niên lần thứ 10 - năm 2018 do Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức tại TP.HCM ngày 8/8, HDBank đã được vinh danh với 02 giải thưởng uy tín “Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu Nhất của Thập kỷ (2009- 2018)” và “Thương vụ IPO tiêu biểu năm 2017- 2018”.
TIN LIÊN QUAN

Đặc biệt, HDBank là đơn vị duy nhất của ngành ngân hàng được Hội đồng chuyên môn bình chọn ở hạng mục Doanh nghiệp có chiến lược M & A tiêu biểu Nhất của Thập kỷ (2009- 2018).   

HDBank nhận được sự đánh giá cao của Hội đồng chuyên môn sau những kết quả tốt đẹp của 2 thương vụ  M & A thực hiện năm 2013: sáp nhập DaiABank vào HDBank và mua lại 100% vốn Công ty Tài chính SGVF (Pháp), tiền thân của Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn HD SAISON ngày nay.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc HDBank (đứng giữa) nhận giải M&A tiêu biểu từ ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (bên trái) và ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn

Ngay tại thời điểm đó, việc HDBank nhận sáp nhập DaiABank và mua lại Công ty Tài chính SGVF đã được các chuyên gia tài chính – ngân hàng đánh giá cao cả về cách thức triển khai cũng như tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ sau sáp nhập.

Thương vụ sáp nhập DaiABank vào HDBank là điểm son của quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng khi toàn bộ quá trình diễn ra suôn sẻ, với sự đồng thuận, tin tưởng cao của các cổ đông, tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên hai ngân hàng, khách hàng cùng các đối tác.

Hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập nhanh chóng đi vào ổn định và tăng trưởng vượt bậc, bình quân 30%/năm trong giai đoạn 2013 – 2017, với tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp nhất toàn ngành.

Trong 5 năm qua, dù ngành ngân hàng đã chứng kiến thêm nhiều thương vụ sáp nhập nhưng theo ghi nhận của thị trường, ít có thương vụ nào đạt được thành công trọn vẹn như HDBank.

Đối với thương vụ mua lại Công ty Tài chính SGVF, HDBank đã thực sự khiến thị trường ngỡ ngàng khi trở thành định chế tài chính trong nước đầu tiên mua lại một công ty 100% vốn nước ngoài chuyển đổi thành HD Saison hiện nay.

Trong giai đoạn 2013 – 2017, quy mô tài sản của HD Saison tăng trưởng gấp 9 lần, hiện giữ vị trí số một về mạng lưới điểm giao dịch tài chính với gần 13.000 điểm phủ khắp 63/63 tỉnh, thành phố, phục vụ gần 5 triệu khách hàng.

Chiến lược M&A với tầm nhìn độc đáo, năng lực triển khai hiệu quả đến nay đã trở thành nét đặc trưng của HDBank trong mắt các chuyên gia tài chính ngân hàng.

Tiếp tục xác định đây là công cụ tăng trưởng hiệu quả trong chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ và SME dẫn đầu, sắp tới HDBank sẽ nhận sáp nhập PG Bank.

Kế hoạch này đã được cổ đông hai ngân hàng thông qua hôm 21/4/2018 với tỷ lệ đồng thuận cao đồng thời nhận được sự ủng hộ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các cơ quan chức năng khác.

Dự kiến sẽ hoàn tất trong thời gian ngắn sắp tới, kế hoạch này sẽ giúp HDBank triển khai nhanh hơn nữa chiến lược ngân hàng bán lẻ, mở rộng và hoàn thiện hệ sinh thái khách hàng, mở rộng mạng lưới chi nhánh lên 365 điểm vào cuối năm 2018.

Ngoài giải thưởng Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu Nhất của Thập kỷ (2009- 2018), HDBank còn được nhận Giải Thương vụ IPO tiêu biểu năm 2017- 2018 sau khi thu hút thành công trên 300 triệu USD trong thương vụ IPO cuối năm 2017.

Đây được coi là thương vụ IPO lớn thứ hai trong ngành ngân hàng, chỉ xếp sau Vietcombank.

Sau 8 tháng niêm yết trên sàn HOSE, cổ phiếu HDB luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư với lượng giao dịch lớn mỗi phiên, nhất là khối ngoại với lượng mua ròng lớn.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng từ khoảng 21,5% trong ngày đầu chào sàn lên hơn 27%. Thanh khoản bình quân của HDB luôn trong Top dẫn đầu thị trường.  

Đến 30/6/2018, HDBank có quy mô tổng tài sản hơn 191 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 16.500 tỷ đồng.

Ngân hàng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ với lợi nhuận trước thuế đạt mức kỷ lục 2.063 tỷ đồng, tăng 134% so với cùng kỳ 2017.

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cấp tín dụng được kiểm soát ở mức 0.9%, thấp nhất toàn ngành.

Tin liên quan
Tin khác