Trước đó, ngân hàng này đã hoàn tất việc phát hành trái phiếu HDBank lần 1 năm 2019 với tổng khối lượng 5.000 tỷ đồng (thông qua 5 đợt).
Trái phiếu của HDBank được bán với mệnh giá 100.000 đồng /trái phiếu; kỳ hạn 02 năm và 03 năm; theo hình thức phát hành riêng lẻ.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm, không phải là nợ thứ cấp, có lãi suất cố định và được thanh toán bằng Đồng Việt Nam. Đối tượng mua trái phiếu của HDBank lần này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, uy tín trong nước.
Qua đợt phát hành trái phiếu lần này, HDBank đã huy động được nguồn vốn trung dài hạn, giúp ngân hàng tăng quy mô vốn hoạt động và cải thiện hệ số sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
Đến ngày 8/5, ngân hàng chấp thuận thêm phương án phát hành trái phiếu HDBank lần 2 năm 2019 với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng.
Nếu phát hành thành công toàn bộ lượng trái phiếu dự kiến trong lần 2 và lần 3, ngân hàng sẽ huy động được lượng vốn khoảng 10.000 tỷ đồng.
Trong các năm vừa qua, HDBank đã tổ chức thành công nhiều đợt phát hành trái phiếu trung và dài hạn. Việc HDBank phát hành thành công trái phiếu với khối lượng lớn và chi phí hợp lý đã khẳng định uy tín và vị thế của HDBank trên thị trường.
Quả thực, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có động thái siết vốn tín dụng ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thì nhiều ngân hàng đang tìm cách huy động vốn thông qua kênh trái phiếu.
Không chỉ HDBank, ột số ngân hàng khác cũng phát hành lượng lớn trái phiếu điển hình như VPBank phát hành 5.900 tỷ đồng trong nước và đang muốn phát hành thêm 1,12 tỷ USD trái phiếu quốc tế. ACB phát hành lượng trái phiếu 7.850 tỷ đồng, VIB với 5.100 tỷ đồng trái phiếu…