Trường hợp F0 bị khó thở, áp dụng các bài tập thở sẽ giúp hệ thống hô hấp hoạt động tốt hơn, giảm khó thở.
Còn với trường hợp F0 nhẹ và trung bình, kết hợp tập thở với các bài tập tay, chân sẽ giúp giảm mệt mỏi, cải thiện tiêu hóa và phục hồi chức năng phổi.
Sau đây là hướng dẫn cụ thể cách thực hiện các bài tập này theo hướng dẫn trong “Sổ tay sức khỏe Covid-19”, được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên Đại học Y dược TP.HCM.
Các bài tập thở này giúp làm dài hơn thở ra và tăng dung tích phổi, cải thiện tình trạng khó thở cho người bệnh Covid-19.
Kiểu thở chúm môi
Caption ảnh |
Hít thở bằng mũi trong 2 nhịp, giữ 3 - 5 giây nếu bạn không bị khó thở khi hít vào.
Chúm môi (như đang thổi sáo) và thở ra từ từ bằng miệng, đếm từ 1 - 4 nhịp.
Kiểu thở bụng
Đặt một tay lên ngực và một tay lên bụng để cảm nhận chuyển động của cơ thể.
Hít vào bằng mũi (mím môi), lúc này hơi thở làm bụng phình lên. Bàn tay đặt trên bụng cao hơn còn bàn tay đặt ở ngực vẫn giữ nguyên vị trí.
Caption ảnh |
Thở ra từ từ bằng miệng, môi chúm lại (giống động tác thổi sáo), lúc này bụng của bạn sẽ xẹp xuống.
Hít vào 1 - 2 nhịp và thở ra đếm từ 1 - 2 - 3 - 4 nhịp. Kéo dài hơi thở ra gấp đôi lúc hít vào.
Kiểu thở ngực kết hợp tay
Đưa tay lên trên mở rộng lồng ngực kèm hít thở vào. Sau đó giữ hơi thở khoảng 3 - 5 giây (nếu bạn không bị khó thở).
Đưa tay xuống đồng thời thở ra như phương pháp thở chúm môi.
Lưu ý, khi hít vào và thở ra F0 không cần quá gắng sức mà hãy tập từ từ để làm quen.
F0 nên tập luyện ít nhất 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng từ 5 - 10 phút. Thở bụng và thở ngực kết hợp tay có thể thực hiện cả khi nằm hoặc ngồi (khi nằm thì đặt gối kê ở đầu và dưới khoeo chân để chân hơi co lại).