TIN LIÊN QUAN | |
Đồng bằng Sông Cửu Long gần hơn với du khách | |
Bàn giải pháp đánh thức vùng đất Chín Rồng |
Thị trấn Năm Căn (Cà Mau) |
Ông Kikuchi Tadashi cho biết: Japan Desk khu vực phía Nam sẽ tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội, tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Cà Mau, để tổng hợp xuất bản một quyển sách giới thiệu hình ảnh các tỉnh đến với doanh nghiệp và người dân Nhật Bản.
Từ đó, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, giúp các doanh nghiệp Nhật tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư ở các tỉnh phía Nam Việt Nam.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Cà Mau thông tin: Cà Mau là một trong 4 tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; thế mạnh của tỉnh là sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Kinh tế tăng trưởng hàng năm bình quân khoảng 8,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,3 tỷ USD, chủ yếu xuất khẩu hàng thủy sản, riêng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chiếm 15 - 18% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh Cà Mau còn có các Khu công nghiệp Khánh An, Hòa Trung, Sông Đốc và Khu kinh tế Năm Căn. Đặc biệt có Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau và Khu Ramsa được UNESCO công nhận.
Mặc dù, có tiềm năng để thu hút đầu tư phát triển, nhưng hiện nay kết quả thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh còn hạn chế. Hiện chỉ có 6 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 10 triệu USD từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Singapore, Australia. Điều đáng tiếc là ở Cà Mau chưa có dự án FDI nào của nhà đầu tư Nhật Bản. Vì vậy, tỉnh Cà Mau mong rằng trong thời gian tới sẽ thu hút được nhiều vốn FDI, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản.
Tỉnh Cà Mau cũng mong muốn JICA hỗ trợ về kỹ thuật, cử chuyên gia giúp tỉnh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, để nâng cao năng suất và giá trị hàng hóa.
Tổ công tác xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản (Japan Desk) khu vực phía Nam chính thức được thành lập ngày 25/9/2014, nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nhật tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Japan Desk có nhiệm vụ làm đầu mối tiếp xúc, nắm bắt các thông tin từ 2 phía là doanh nghiệp Nhật Bản và các cơ quan chức năng, các địa phương của Việt Nam. |
Duy Hữu