Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho rằng, bản thân doanh nghiệp và Chính phủ phải ý thức được rằng đang ngồi chung một con thuyền để cùng tiến về phía trước. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào quyết tâm của mỗi doanh nghiệp.
Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu tại Diễn đàn. |
Kinh nghiệm của những quốc gia thành công là phải tạo ra được một đội ngũ các CEO. Đó là điều không còn gì phải bàn cãi. Những đội ngũ này phải có tinh thần dân tộc rất cao để đặt lợi ích của đất nước lên hang đầu. Nghĩa là phải có sự đoàn kết chặt chẽ, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ cơ hội, chia sẻ rủi ro, với phương châm các bên cùng thắng để người thắng lớn nhất chính là đất nước.
“Tôi tha thiết kêu gọi các CEO Việt hãy đoàn kết hơn nữa, trong một cộng đồng trách nhiệm cao nhất với sự phồn thịnh của đất nước, tạo ra sức mạnh ngang với việc dời non lấp biển mà ông cha ta đã làm khi dựng nước. Tôi tin là chúng ta nhất định làm được”, ông Đinh La Thăng khẳng định.
Song song đó, các Ngân hàng có phải có sự liên kết chia sẻ rủi ro cùng các doanh nghiệp. Bản thân các Doanh nghiệp được xem là nhà kiến tạo cho nhà nước trong việc đề xuất các giải pháp cơ chế, vì vậy các CEO thời gian qua được đánh giá đã chủ động thích ứng với việc tham gia vào quá trình hội nhập. tuy vậy, ông nhấn mạnh, khi đã bước chân vào quý trình hội nhập doanh nghiệp phải trả lời câu hỏi đã chuẩn bị và chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường chưa?
Ông đặt ra 4 câu hỏi để các diễn giả và các CEO cùng suy nghĩ và cùng tìm câu trả lời đó là: Truyền thống yêu nước, truyền thống của Đảng có kết nối và tạo đòn bẩy cho những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp? Đội ngũ các CEO có thể kết nối với hạ tầng chính sách hiện hành một cách minh bạch được không? Nếu không được thì lý do của nó là gì? Các doanh nghiệp với nòng cốt là đội ngũ CEO có thể chủ động thích ứng với các tiêu chuẩn của Hệ thống hiệp định thương mại tự do thế hệ mới? Những bước chuẩn bị cấp bách là gì trong tình trạng hiện tại? Mục tiêu từ nay đến năm 2020 cả nước có một triệu doanh nghiệp, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm một nửa, có thể thành hiện thực và nó cần them điều kiện gì để thành hiện thực một cách chắc chắn?
Lãnh đạo thành phố khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện và thực hiện tốt hơn nữa các cơ chế, chính sách, các cam kết của lãnh đạo các nhiệm kỳ trước đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh trên địa bàn thành phố. Lãnh đạo thành phố khẳng định niềm tin vào doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong ngoài nước với Đảng bộ và chính quyền thành phố, cùng đóng góp công sức vì sự phát triển chung của thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đầu năm 2016 đến nay, cộng đồng doanh nghiệp đã liên tiếp đón nhận nhiều tín hiệu vui từ sự quyết liệt đổi mới của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu toàn cầu. Nhiều hội thảo, diễn đàn kinh tế đã diễn ra với sự tham gia các cấp của chính phủ, bộ ngành và địa phương. TPHCM với sự lãnh đạo của Đảng Bộ nhiệm kỳ X, chính quyền TP đã nhiều lần gặp gỡ lắng nghe các nhu cầu, đồng thời đặt hàng, thể hiện sư mong muốn cùng sát cánh cùng doanh nghiệp.
Có thể nói, không quốc gia nào, doanh nghiệp nào có thể sống đơn độc không có mối liên kết, liên hệ nào với môi trường bên ngoài. Một số chuyên gia cho rằng, cả Nhà nước và doanh nghiệp phải hiểu được con trường cạnh tranh phía truốc là thông qua thế giới số nghĩa là phải chuẩn bị cả phần mềm lẫn phần cứng để hoạt động hiệu quả cả chân tay lẫn bộ óc. “Chúng ta phải nâng cao địa vị chính trị của doanh nghiệp mà vấn đề không phải đưa vào Hiến pháp mà phải đối xử công bằng. Nhà nước cần chặt đứt quan hệ thân mẫu, sự phân phối nguồn lực không cân bằng. Ở quốc tế thì Nhà nước làm thuyền trưởng trong việc kí kết, đàm phán các hiệp định. Còn trong nước thì làm tốt vai trò trọng tài công minh và làm sao để trở thành đội ngũ công bộc tiếp sức cho doanh nghiệp chứ đừng bắt chẹt hay trấn lột Doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp phải tuân theo ba quy tắc: sự tự tôn dân tộc, đạo đức kinh doanh, tôn trọng pháp luật”, Đại biểu Quốc hội, luật sư Trương Trọng Nghĩa nói.