Theo thiết kế, giai đoạn 1 của Nhà máy Đóng tàu Damen - Sông Cấm bao gồm các hạng mục như sàn nâng hạ tầu công suất 3.000T; phân xưởng hoàn thiện tàu có sức chứa từ 6 – 8 tàu các loại, khu nhà điều hành… đảm bảo hoàn thiện và xuất xưởng 40 tàu/năm.
| ||
Nhà điều hành nhà máy đóng tàu Damen – Sông Cấm |
Giai đoạn 2, sẽ hoàn thành sau 2 năm xây dựng, nâng công suất sản phẩm lên 80 tàu/năm, có qui mô gấp đôi giai đoạn 1.
Giai đoạn 3 sẽ đầu tư dây chuyền lắp ráp vỏ tàu với công suất từ 30 – 40 vỏ/năm, nhằm thực hiện số lượng vỏ tàu ngoài năng lực của Sông Cấm và các nhà máy tại Việt Nam.
Khi hoàn thành cả 3 giai đoạn, Nhà máy sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.500 lao động tại địa phương.
Theo ông Pim Schuurman, Chủ tịch Công ty liên doanh Damen - Sông Cấm, “đây là nhà máy lớn và hiện đại nhất của Damen liên doanh tại nước ngoài, chuyên đóng mới và hoàn thiện các tàu kéo, tàu công trình, tàu cao tốc, tàu dịch vụ thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu”.
Trước đó, đại diện Chính phủ Hà Lan và Việt Nam đã chứng kiến lễ ký kết hợp đồng liên doanh, thành lập Công ty TNHH Đóng tàu Damen – Sông Cấm, được thành lập vào 9/2011 ngay tại Lahay, Hà Lan.
“Đây là sự kế thừa sự hợp tác đã có từ năm 2002 giữa Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm và Tập đoàn Damen - Hà Lan”, ông Phạm Mạnh Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm khẳng định.
Ngay từ thời gian đó, 5 tàu tìm kiếm cứu nạn trên biển SAR41 và SAR 27 đã được đóng tại Công ty và đã được bàn giao cho Vinalines sau 3 năm. Sau đó, hai bên đã tiếp tục hợp tác và hoàn thành nhiều hợp đồng phục vụ xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.
Có thể khẳng định, việc đưa nhà mày này vào hoạt động là sự kiện quan trọng trong sự hợp tác quốc tế của ngành đóng tàu Việt Nam hiện nay.
| ||
Sản phẩm tàu nổi tiếng của Damen - Sông Cấm |
Thanh Tân