- Các đối tác phát triển “hiến kế” khai phá tiềm năng Vùng Tây Nguyên
- Nông sản chủ lực vừng Tây Nguyên sẽ phát triển theo định hướng nào?
- Phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống giao thông để thúc đẩy Vùng Tây Nguyên phát triển
- Đầu tư hạ tầng để tạo mắt xích liên kết vùng
- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Biến khó khăn, thách thức thành cơ hội mới, đưa Vùng Tây Nguyên phát triển đột phá
Kon Tum là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển dược liệu. Để khai thác tiềm năng, thế mạnh về dược liệu, Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Nghị quyết về phát triển dược liệu với mục tiêu đến năm 2030, hình thành được vùng trồng dược liệu tập trung với diện tích sâm Ngọc Linh khoảng 10.000 ha, các cây dược liệu khác khoảng 15.000 ha, sản lượng các loại dược liệu đạt trên 130.000 tấn, đống góp khoảng 15% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh. Đến năm 2045, tỉnh Kon Tum phấn đầu trở thành Trung tâm dược liệu lớn của cả nước với 16.000 ha Sâm Ngọc Linh, 20.000 ha cây dược liệu khác.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang |
Trên cơ sở đó, tỉnh đã tập trung đã tập trung rà soát, quy hoạch và ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các vùng trồng dược liệu đặc hữu, có giá trị cao và sức tiêu thụ mạnh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ dược liệu; hỗ trợ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, mã số vùng trồng; xúc tiến thương mại, quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ...
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang chia sẻ như vậy tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ-TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên vào sáng 20/11/2022 tổ chức tại Lâm Đồng.
Theo ông Trang, dù có nhiều tiềm năng nhưng việc phát triển kinh tế nông thôn nói chung và cây dược liệu quý hiếm ở Kon Tum đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định.
Ông Trang đề xuất Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Đề án thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình để địa phương có cơ sở thực hiện.
Ông Trang cho rằng, để khai thác tiềm năng, thế mạnh, đưa Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia theo Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, địa phương cần có cơ chế chính sách đặc thù về thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp chế biến các sản phẩm từ dược liệu, nhất là các chính sách thuế, đất đai; rừng và đất lâm nghiệp...
Vì vậy, ông Trang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, trong đó xác định rõ hình thức và đối tượng được ưu đãi đầu tư đối với lĩnh vực công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước theo Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, ông Trang cũng bày tỏ mong muốn các Tổng Công ty, Tập đoàn kinh tế của Nhà nước quan tâm đầu tư hoặc giới thiệu các nhà đầu tư lớn, có quy tín đến tìm hiểu vùng nguyên liệu liệu và đầu tư nhà máy chế biến nông sản, dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.