Loại trừ những nhà phát triển đi theo xu hướng hoàn chỉnh rồi tìm đối tác chuyển nhượng, hàng loạt dự án đang khát vốn và tìm đủ mọi cách xoay xở. Có những dự án thay đổi diện mạo, có những dự án may mắn tìm được đối tác mua lại nhưng cũng có dự án nằm trơ trội giữa nắng mưa.
Mới đây, Sở Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) cho biết, đang tiến hành các thủ tục trình UBND tỉnh thu hồi chủ trương đầu tư 9 dự án nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn.
Điển hình như dự án khu nhà ở Trường Thành tại xã Tân Hòa, khu nhà ở Thiên Hoàng tại xã Tóc Tiên, khu nhà ở chuyên gia, công nhân, khu điều hành phục vụ Khu công nghiệp Long Hương tại xã Tân Hải, dự án tổ hợp chung cư, văn phòng và nhà ở tại xã Tân Phước, dự án khu nhà ở tại xã Tân Hải (H.Tân Thành), khu biệt thự du lịch tại phường 10, khu dân cư và biệt thự vườn tại phường 12 (TP. Vũng Tàu)... Hầu hết những dự án này đầu chậm triển khai, có những dự án nằm im ắng suốt 5 - 6 năm nay.
Những cơn sóng ngầm mua-bán dự án BĐS vẫn đang diễn ra (ảnh minh họa) |
Tình trạng dự án dở dang do chủ đầu tư thiếu năng lực hoặc sản phẩm đi ngược lại với nhu cầu xã hội không chỉ xảy ra ở BR-VT mà đâu đâu cũng có. Thậm chí, Hà Nội mới đây đã mạnh tay thu hồi nhiều dự án "khủng" tại các "khu đất vàng" của TP để giao nhà đầu tư có năng lực khác triển khai.
Trong khi đó, vài dự án "đình đám" một thời của TP.HCM vẫn loay hoay tìm đường thoát. Còn nhớ, năm 2007, dự án có vốn đầu tư hơn 150 triệu USD Richland Hill (đường Lê Văn Việt, P.Hiệp Phú, Q.9) tưng bừng tổ chức khởi công với mục tiêu sẽ ra mắt khu phức hợp căn hộ - thương mại - dịch vụ cao cấp vào năm 2011.
Cũng dòng "Richland", năm 2008, một dự án khác là Richland Emerald (đường Bãi Sậy, Q.6) cũng xơ xác sau khi xây xong phần thân. Những "vùng đất giàu có” này những tưởng sẽ trở thành điểm nhấn của khu vực nhưng cuối cùng lại bỏ hoang.
Ngay như Richland Hill ở Q.9, sau 7 năm triển khai, dự án vẫn chưa xong phần móng. Trong khi, Richland Emerald lại có số phận khác. Theo đó, năm 2013, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp TP.HCM đã thông báo bán đấu giá toàn bộ dự án để một phần hoàn lại khoản góp vốn của khách hàng.
Còn ở khu Nam Sài Gòn, một dự án lớn có giá triệu đô cũng rò rỉ thông tin thay đổi thiết kế, thu hẹp quy mô để giảm giá thành nhằm kích đầu ra.
Dù rằng việc gặp rủi ro trong kinh doanh là điều không ai mong muốn nhưng ông bà thường nói "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", những dự án gặp vận rủi này đã chào sân khi thị trường BĐS đang héo hắt nhưng giá bán lại "ở trên trời" so với mặt bằng chung, nếu không muốn nói bản thân dự án cũng chưa tạo ra sự khác biệt lớn. Cho nên, kết quả không vui vẻ cũng là chuyện thường tình!
Dự án đắp chiếu vẫn "cành cao" () Dù có nhiều dự án bất động sản như Usilk City, Habico Tower, Booyoung Vina… gặp khó khăn, nằm bất động nhiều năm, nhưng những người có tiền muốn mua lại cũng không dễ. |
Kích hoạt hàng loạt dự án bất động sản vệ tinh () Gần đây, nhiều dự án bất động sản (BĐS) tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương... được “kích hoạt”, phần nào làm ấm thị trường địa ốc các tỉnh lân cận TP.HCM. |
"Siêu dự án" New City giảm mạnh quy mô đầu tư () Việc UBND tỉnh Phú Yên chấp thuận cộng thêm việc xuất hiện của Tập đoàn Sun Rise Việt Nam, với tư cách là đối tác lớn nhất của dự án New City khi chiếm đến 70% tổng vốn đầu tư đã mở ra hướng đi mới cho dự án du lịch này. |
Đầu tư vào địa ốc Hà Nội: Vốn ngoại “chùn tay”! () Sau thời gian rót vốn ồ ạt vào thị trường bất động sản Hà Nội, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu “chùn tay” khi nhận ra không dễ kiếm lời. |
Hàn Nguyên (DNSG online)