Luật Dân sự phải là luật gốc của hệ thống luật tư
Duy Hữu - 09/04/2015 11:54
Đó là quan điểm của các đại biểu dự Hội thảo góp ý Bộ luật Dân sự (sửa đổi) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay (9/4).
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bộ luật Dân sự sửa đổi: Sẽ hoàn thiện chế độ sở hữu
Nhiều tranh luận xung quanh chế định hợp đồng

Sáng nay (9/4/2015),  VCCI tổ chức Hội thảo: “Bộ luật dân sự dưới góc nhìn của doanh nghiệp”. Khoảng 150 đại biểu là luật sư, doanh nghiệp, chuyên gia pháp lý đã tham dự Hội thảo và sôi nổi đóng góp ý kiến cho Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Buổi hội thảo góp ý cho dự thảo Bộ luật Dân sự do VCCI tổ chức

Các ý kiến đều thống nhất, cần phải nhấn mạnh vai trò Bộ luật Dân sự là luật gốc của hệ thống luật tư. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn chỉ coi Bộ luật Dân sự “ngang hàng” như các luật khác, như vậy là không đúng với tính chất quan trọng của nó. Luật Dân sự đóng vai trò nền tảng, là cơ sở và khung khổ cho các hoạt động, các giao dịch giữa các chủ thể có mối quan hệ bình đẳng, trong đó có các hoạt động kinh doanh thương mại.

Các chuyên gia tập trung thảo luận các vấn đề về hợp đồng, nhất là các biện pháp đảm bảo hợp đồng. Về chế định phạt vi phạm, về cơ sở của trách nhiệm dân sự, v.v…

Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu quan tâm là quy định về việc áp dụng tập quán để điều chỉnh một số quan hệ dân sự. Hoặc việc áp dụng án lệ khi chưa có văn bản pháp luật để giải quyết vụ việc…

Mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự với các luật chuyên ngành khác cũng được nêu ra trong phiên thảo luận. Các đại biểu thống nhất, các luật chuyên ngành có thể quy định khác nhưng không được trái với Luật Dân sự. Ví dụ, Luật Dân sự quy định người 18 tuổi là thành niên, có đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý. Nhưng luật Hôn nhân gia đình quy định khi kết hôn với nam giới phải là 20 tuổi,  như vậy Luật Hôn nhân gia đình quy định khác nhưng không trái với Luật Dân sự, nếu Luật Hôn nhân gia đình quy định khi kết hôn là 17 tuổi thì là trái Luật Dân sự.

Khi có các luật chuyên ngành thì áp dụng theo luật chuyên ngành. Khi nào luật chuyên ngành không quy định đầy đủ thì mới áp dụng quy định tương đương trong Luật Dân sự. Như vậy để tránh việc tranh cãi trong xử lý vụ việc, khi cơ quan này thì dùng luật chuyên ngành, cơ quan kia lại viện dẫn Luật Dân sự.

VCCI cho biết, sẽ tập hợp các kiến nghị, đề xuất để gửi Ban soạn thảo, sao cho Bộ luật Dân sự khi ban hành phải hợp lý, là công cụ quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Mới nhưng chưa đúng tinh thần Hiến pháp

() Phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) ở tổ ngày 13/11, nhiều đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những điểm mâu thuẫn và chua đúng tinh thần Hiến pháp ở dự thảo luật này.  

Lấy ý kiến nhân dân về Bộ luật quy mô nhất

() Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý vừa cho biết, sau khi được các đại biểu xem xét, cho ý kiến, Quốc hội sẽ yêu cầu Chính phủ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) từ tháng 1 đến tháng 3/2015.

 

Tin liên quan
Tin khác