Mãn nhãn cảnh đẹp kì thú suối Cá thần Cẩm Lương
Suối cá thần Cẩm Lương trong những năm gần đây đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Đến với suối cá thần Cẩm Lương rất đơn giản, Quý khách có thể đi QL1 A đến TP. Thanh Hóa thì về lối thành nhà Hồ và đi thằng khoảng 80km sẽ đến suối cá thần hoặc du khách đi đường mòn HCM đến Ngã Ba Cẩm Thủy rẽ phải đi khoảng 15km sẽ đến suối cá.
TIN LIÊN QUAN
Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, (cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 80 km về phía tây Bắc). Xã Cẩm Lương nằm ở bờ bắc sông Mã. Người dân ở đây vẫn thường nấu ăn bằng nước của dòng suối này. Hiện nay, đã có đường cầu treo qua sông Mã để du khách có thể qua lại dễ dàng. Ảnh: Chí Cường |
Suối Cá thần là tên gọi của dòng suối ở miền núi phía tây tỉnh Thanh Hoá, nơi có những đàn cá tập trung sinh sống với mật độ dày đặc, được đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương gìn giữ và đã trở thành những danh lam thắng cảnh khá nổi tiếng. Ảnh: Chí Cường |
Người ta tin rằng cá ở đây linh thiêng nên mọi người chỉ đến chiêm ngưỡng và cầu may, không ai đánh bắt. Đây là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Thanh Hóa. |
Theo niềm tin của người dân trong vùng, đây là giống cá thần. Sự sung túc của đàn cá trên dòng suối sẽ đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bà con dân tộc Mường, nên truyền đời người dân trong khu vực luôn gìn giữ nuôi nấng, không ai dám ăn thịt loại cá này, vì đó là hành động xúc phạm đến thần linh, chẳng những gây ra tai hoạ cho mình mà còn cho cả cộng đồng. |
Có một điều đặc biệt là cá sống nhiều như vậy nhưng nước ở đây không bao giờ có mùi tanh và người dân ở đây vẫn thường dùng nước ở suối để sinh hoạt. Ảnh: Chí Cường |
Suối Lương Ngọc dài hơn trăm mét, chảy từ một hang đá chân núi, đổ ra cánh đồng thung lũng nằm thoai thoải bên bờ nam sông Mã. Ảnh: Chí Cường |
Đàn cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg, gồm các loài: Cá dốc (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng... Ảnh: Chí Cường |
Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Tuy mật độ cá dày đặc nhưng nước suối không bao giờ tanh. Ảnh: Chí Cường |
Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20 cm đến 40 cm, nước trong vắt, có thể đưa tay xuống nước vuốt ve những con cá thần. Đây là điều hấp dẫn nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm. |
Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp. Ảnh: Chí Cường |
Cửa hang rất nhỏ dẫn vào trong động nằm phía trong núi nơi mà cứ chiều tối đàn cá lại rủ nhau về hang trú ẩn. |
Đền thờ thần rắn nằm ngay bên bờ suối Ngọc. Ảnh: Chí Cường |
Tổ chức Động vật châu Á sẽ làm gì khi làng Ném Thượng vẫn… chém lợn? () Ngày mùng 6 tháng Giêng vừa qua, làng Ném Thượng (Bắc Ninh) vẫn tổ chức nghi lễ chém lợn giữa sân đình. |
Đổi tiền lẻ tìm cách biến tướng, lách luật () Không còn công khai song dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn âm thầm hoạt động tại các chùa chiền, lễ hội, núp trong những cửa hàng bán đồ lễ. |
Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu? Ngày 15/1 hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Có nơi thậm chí còn quan niệm "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng". Ở Trung Quốc, ngày này người ta tổ chức Lễ hội đèn lồng để chính thức kết thúc những ngày Tết nguyên đán. |
Chí Cường
Tin liên quan
Tin khác