Ngân hàng
Mất việc ở tuổi 30 vì dịch Covid-19 mới thấm bài học quản lý tài chính
Như Loan - 04/11/2021 11:34
Tiêu xài phung phí, không biết cách tiết kiệm, thiếu tư duy đầu tư...là "vấn nạn" chung của thế hệ trẻ hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Khi người trẻ vấp ngã

Mạnh Tú, 30 tuổi, sống tại TP. Hồ Chí Minh đột ngột mất việc khi đang giữ vị trí quản lý của một doanh nghiệp trong lĩnh vực nghỉ dưỡng. Cuộc sống chật vật sau đó đã khiến anh nhận ra bài học nhớ đời về quản lý tài chính và chi tiêu cá nhân.

Tú kể rằng, anh đã gắn bó với công ty được hơn 2 năm và chưa có ý định nghỉ việc. Tuy nhiên Covid-19 ập đến, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường du lịch khiến đội nhóm của Tú bị giải thể sau một thời gian vật lộn. Tú đang là team leader (Trưởng nhóm) với mức lương “mơ ước” so với mặt bằng chung, nhưng sau khi nhận quyết định nghỉ việc, "mơ ước” đó đã biến mất.

“Tôi rất tự hào về công ty đang làm, bởi nó là doanh nghiệp hoạt động tốt trong quá khứ và gặt hái nhiều thành tựu. Tôi cũng chưa từng nghĩ với tấm bằng Thạc sĩ uy tín và sức trẻ, mình có thể bị sa thải. Tôi luôn quan niệm rằng, chỉ những người lớn tuổi mới phải đối mặt với tình huống mất việc làm. Nhưng điều đó đã xảy ra với tôi một cách không ngờ tới”, Tú buồn bã hồi tưởng.

Sai lầm trong quản lý tài chính khiến nhiều người trẻ lâm vào nợ nần

Mất việc là điều không mong muốn nhưng điều Tú sắp phải đối mặt còn tệ hơn. Đó là sai lầm trong quản lý tài chính. Kể từ khi có được vị trí làm việc và nguồn thu nhập tốt, anh thường chi tiêu quá tay mỗi khi nhận lương mà không hề cân nhắc phân bổ hợp lý. Tú vui mừng mỗi khi thấy tiền đổ vào tài khoản ngân hàng nên đắm mình vào mua sắm không cần suy nghĩ, tổ chức các chuyến đi chơi tốn kém, chủ trì các buổi chiêu đãi bạn bè vô cùng hào phóng.

“Tôi thường tiêu hết toàn bộ số tiền trong tháng và nghĩ rằng tháng sau lại có. Nhưng giờ đây tôi chẳng còn nguồn dự trữ nào. Không có tài sản cố định và cũng không có sổ tiết kiệm. Thẻ tín dụng phải trả nợ cho giai đoạn trước. Mất việc ở tuổi 30 là cảm giác không hề dễ chịu. Tôi đang phải tính cách xoay xở trong những ngày sắp tới”, anh tâm sự.

Tìm phương án quản lý tài chính phù hợp

Trường hợp của Mạnh Tú không phải là cá biệt trong “bức tranh” chung về tư duy quản lý tài chính của giới trẻ ngày nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Theo khảo sát “Am hiểu tài chính” do Mastercard thực hiện năm 2017 tại 16 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, người trẻ Việt rất hạn chế về kỹ năng Quản lý tiền cơ bản (52 điểm) và yếu nhất về kỹ năng Đầu tư tài chính (51 điểm). Điều này khiến Việt Nam đứng ở vị trí 14/16 trong số các nước được khảo sát. Hai quốc gia gần “bét bảng” là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, Millennials Việt rất ưa chuộng lối sống “YOLO” (You only live once), sẵn sàng tiêu tiền không suy nghĩ cho các thú vui nhưng lại bỏ ngỏ việc dự phòng. Họ cũng thường ít khi tìm đến ngân hàng bởi lo ngại sự rườm rà trong thủ tục hoặc tâm lý mang nợ cả đời. Việc này dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống bởi mặc dù có thể tận hưởng tuổi thanh xuân rực rỡ nhưng lại phải sớm đối mặt với tương lai bất định khi có tình huống phát sinh.

Để tìm “lời giải” cho vấn đề này, VPBank vừa qua đã ra mắt thương hiệu tài chính mới dành riêng cho người Việt trẻ có tên gọi là VPBank Prime. Giải pháp này sẽ cung cấp các gói sản phẩm tài chính “đo ni đóng giày” vô cùng thiết thực với thế hệ trẻ thời hiện đại. Từ các combo sản phẩm sáng tạo, vay lãi suất ưu đãi, tiết kiệm dễ dàng...tới quy trình thủ tục số hóa 100%; chế độ hậu mãi vượt trội (quà tặng độc đáo, thiết kế riêng…) mà chưa có nhà băng nào thực hiện. Quan trọng nhất VPBank Prime có một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hướng dẫn cho khách hàng cách tiếp cận với phương pháp quản lý chi tiêu hiện đại, hiệu quả. 

VPBank Prime - thương hiệu tài chính mới dành riêng cho người Việt trẻ  

Đại diện Ngân hàng này cho biết, quản lý tài chính là điều bắt buộc với giới trẻ. Thế hệ 8x, 9x với tư duy nhạy bén, thông minh sẽ sớm nắm bắt mọi cơ hội và tiềm năng đầu tư nếu được định hướng cụ thể. Lên kế hoạch tài chính từ sớm với VPBank Prime, chi tiêu hợp lý và cân bằng giữa tiết kiệm và chi tiêu chính là đòn bẩy giúp các bạn trẻ bứt phá thành công cũng như là bí quyết mang lại một cuộc sống thịnh vượng cho giai đoạn hưu trí.

Quay trở lại với câu chuyện của Tú, anh đã dành thời gian để xem xét lại lối sống, các khoản chi tiêu và nhận ra bản thân đã sử dụng tài chính thiếu thận trọng đến mức nào.

“Khi nhận ra vấn đề tôi đã may mắn tìm được VPBank Prime. Trước đây tôi chưa từng nghĩ đôi ba triệu mỗi tháng lại có giá trị to lớn khi chúng được gửi tiết kiệm online nhân đôi lãi suất cùng Prime Savings, hay chiếc thẻ tín dụng VPBank Super Shopee ngoài việc tiêu trước trả sau, hoàn tiền 10% và freeship cả năm còn có thể ứng tiền mặt khi khẩn cấp. Từ hai sản phẩm này tôi đã nghĩ đến các dự định đầu tư lâu dài, bền vững hơn để có thể tạo dựng một tương lai bền vững hơn, tránh những “cú ngã” như vừa rồi”, Tú nói.

Bên cạnh các giải pháp Tú đã lựa chọn ở trên, các bạn trẻ khi đến với VPBank Prime còn được tặng riêng E-Voucher trị giá 50.000 đồng để thanh toán hóa đơn online trên VPBank NEO, hoàn tiền không giới hạn tới 3%/tháng cho mọi chi tiêu với tài khoản VPBank Prime 5in1. Nếu bạn muốn tập đầu tư và gia tăng tài sản, VPBank Prime sẽ tặng bạn hoàn phí giao dịch tại VPS và VCSC tới 1 triệu đồng (áp dụng đến hết 31/12/2021).

Tin liên quan
Tin khác