MHPS là công ty cung cấp giải pháp toàn diện One Stop Solution với Hệ thống giám sát chất lượng không khí (AQCS) |
Theo Quy hoạch Phát triển điện lực của Chính phủ Việt Nam ban hành tháng 3/2016, Việt Nam đang có kế hoạch phát triển công suất nhiệt điện mới lên thêm 55 GW đến năm 2030. Đồng thời, với nhận thức về môi trường ngày càng cao, quy hoạch cũng đề cập đến việc cần phải trang bị các hệ thống lọc khí tiên tiến cho các nhà máy nhiệt điện chạy than hiện có (tổng công suất 13 GW) và các nhà máy nhiệt điện chạy than mới sẽ được xây dựng (43 GW).
Dẫn đầu về công nghệ xử lý khí thải cho nhà máy nhiệt điện
MHPS là công ty cung cấp giải pháp toàn diện One Stop Solution với Hệ thống giám sát chất lượng không khí (AQCS) - một hệ thống xử lý khí thải toàn diện cho các nhà máy nhiệt điện trên phạm vi toàn cầu.
Bên cạnh đó, MHPS cũng là công ty chiếm giữ thị phần đứng đầu thế giới với công nghệ khử lưu huỳnh, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Nhật Bản và quốc tế.
Với trên 1.700 hệ thống giúp giảm khí thải NOx và 300 hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) đã được lắp đặt khắp nơi trên thế giới, MHPS tiên phong trong lĩnh vực công nghệ xử lý khí thải cho các nhà máy nhiệt điện. Công ty con của MHPS là MHPS Environmental Solutions (MHPS ES) đã bán được trên 3.200 hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) để loại bỏ bụi và hạt từ khí thải của nhà máy nhiệt điện, ví dụ như loại bụi PM2.5 có khả năng gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, phá hoại môi trường sống.
Theo báo cáo của McCoy Power - công ty chuyên thực hiện các khảo sát về ngành điện, MHPS đã xuất sắc nắm giữ thị phần hàng đầu thế giới về thiết bị khử lưu huỳnh trong 2 năm liên tiếp 2014 và 2015. Trong đó thị phần mà MHPS nắm giữ trong năm 2015 là 37,6% so với 31,8% của công ty đứng thứ hai.
Trước đó, trong năm 2014, MHPS đã giành được hợp đồng cho 3 dự án khử lưu huỳnh khí thải bằng nước biển và được hãng nghiên cứu Frost & Sullivan của Mỹ ghi nhận về khả năng thắng hợp đồng liên tục.
Hợp tác - chuyển giao nhằm nội địa hoá thiết bị tại Việt Nam
Hiện nay, MHPS và MHPS ES đã sẵn sàng trong việc chuyển giao công nghệ và hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thiết bị tại Việt Nam, bằng cách chủ động hợp tác với các doanh nghiệp Việt trong quá trình cải tạo các nhà máy điện hiện có và lắp đặt các hệ thống AQCS tại các nhà máy mới đang được xây dựng.
Trong quá trình lắp đặt hệ thống ESP cho hai cơ sở của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 ở phía Bắc, MHSPS ES đã đặt hàng một doanh nghiệp trong nước để sản xuất vỏ, khung và các hợp phần chính, chiếm tới hơn một nửa giá trị hợp đồng.
“Chúng tôi có kế hoạch duy trì quan điểm mở này, nhằm tìm kiếm sự hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam và cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi”, đại diện MHSPS ES cho biết.
Sau khi tham vấn với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong năm 2016, MHPS đã thực hiện khảo sát thực địa đối với 4 nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam.
Theo đó, các kỹ sư của MHPS đã tiến hành kiểm tra tình trạng vận hành và công suất của các thiết bị tại mỗi nhà máy. Sau đó, MHPS đã tổ chức thảo luận với đơn vị vận hành nhà máy để trao đổi nhằm đưa ra phương án cải tạo, nâng cấp, hướng đến mục tiêu tối ưu hoá chi phí vận hành và đảm bảo đáp ứng tốt với các tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt hơn nhờ hệ thống AQCS. MHPS cũng đang cân nhắc trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn đối với các chương trình vận hành và bảo dưỡng (O&M) cho các nhà máy điện tại Việt Nam.
Để có thể hiện diện sâu hơn tại thị trường Việt Nam, vào tháng 11/2016, MHPS đã mở Văn phòng đại điện tại Hà Nội và cũng đã thành lập một trung tâm dịch vụ toàn cầu, đặt tại Philippines để cung cấp dịch vụ cho khách hàng Việt Nam cũng như toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Mục tiêu của MHPS và MHPS ES khi cung cấp các hệ thống AQCS là nhằm đáp ứng các quy định môi trường nghiêm ngặt và góp phần vào sự phát triển hơn nữa của Việt Nam, hiện thực hoá cam kết toàn cầu của công ty - "Công nghệ nhiệt điện và môi trường mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho hành tinh của chúng ta".